'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP đã mang lại hiệu quả nhất định, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu.
Đánh giá về số thu ngân sách, đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện nhưng góp phần tăng thu ở các sắc thuế nội địa.
Phó Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu lấy dẫn chứng, trong báo cáo của các doanh nghiệp tham gia chương trình (Công ty Toyota và Công ty cổ phần sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam, Công ty Trường Hải, Công ty Ford Việt Nam) cho thấy, các doanh nghiệp này đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2018 tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng khoảng 4.000 tỷ đồng.
“Có thể nói thông qua Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, qua đó đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, từ đó tác động tích cực đến ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước phát triển”, bà Trang nói.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô theo quy định tại Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP đã có 13 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình với số tiền thuế nhập khẩu đã được hoàn (các kỳ xét ưu đãi thuế từ ngày 16/11/2017 đến 31/12/2019) là 9.557 tỷ đồng và số tiền thuế hoàn theo kỳ xét ưu đãi từ 1/1/2020 đến hết ngày 30/6/2020 là 2.854 tỷ đồng.
Ngày 25/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi. Trong đó, có quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2020. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1, điều 7b, Nghị định số 57 của Chính phủ, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô sẽ được áp dụng từ ngày 10/7. Như vậy, từ 10/7, thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ôtô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước, để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu. Cụ thể, theo quy định mới doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước phải đạt sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu lần lượt là 6.500 xe và 2.600 xe mỗi 6 tháng trong năm 2020, giảm 35% so với trước (10.000 và 4.000 xe) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19. Đối với các năm tiếp theo, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo tiêu chí sản lượng chung hoặc riêng cho mẫu xe và tiêu chí sản lượng quay về mức cũ. |
Xem thêm: Đề xuất bãi bỏ thủ tục cấp, xác nhận tờ khai nguồn gốc ô tô, mô tô, xe hai bánh nhập khẩu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.