Vào chiến dịch tăng vốn, ngân hàng đua nhau hút trăm nghìn tỷ

Minh Dũng - 14/06/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Loạt ngân hàng vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức, phát hành cổ phiếu mới và cổ phiếu thưởng, thu hút vốn ngoại... Đáng chú ý, có ngân hàng đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn điều lệ trong năm nay.

Rộn ràng kế hoạch tăng vốn

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa gửi văn bản chấp thuận cho Techcombank tăng vốn điều lệ từ mức 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, Techcombank đánh dấu bước chuyển mình “lớn gấp đôi” vượt trội của nhà băng này trong năm 2024. Nếu theo đúng kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong năm 2024, Techcombank sẽ vượt qua MBBank, BIDV và Agribank để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 4 ở Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), nâng vốn điều lệ lên 53.063 tỷ đồng. Sau khi phát hành ESOP, vốn điều lệ của MB đã tăng lên 53.063 tỷ đồng, gần ngang bằng ông lớn Big4 là VietinBank.

Dự kiến trong năm 2024, MB còn hai cấu phần tăng vốn khác là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (thêm gần 8.000 tỷ đồng) và chào bán cổ phiếu riêng lẻ (thêm 620 tỷ đồng). Tổng vốn điều lệ của MB sau khi hoàn thành tất cả những kế hoạch trên sẽ là 61.643 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng vừa công bố báo cáo kết quả phát hành gần 583 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Sau phát hành, số cổ phiếu lưu hành của ACB tăng từ 3,884 tỷ cổ phiếu lên 4,447 tỷ cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ tăng lên mức 44.667 tỷ đồng.

Như vậy, vốn điều lệ của ACB đã vượt qua Agribank (40.963 tỷ đồng), trở thành ngân hàng có quy mô vốn cao thứ 6 toàn hệ thống, chỉ đứng sau VPBank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và MBBank.

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố danh sách dự kiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng. Nếu thực hiện chào bán thành công toàn bộ 620 triệu cổ phiếu đã đăng ký, NCB sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB mới công bố nghị quyết về việc triển khai tăng vốn điều lệ. Cụ thể, nhà băng này dự kiến phát hành thêm tối đa 600 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 30%. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của MSB sẽ tăng từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ thường niên năm 2024, TPBank quyết định chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25% dưới hình thức tiền mặt và cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của TPBank tăng thêm hơn 4.400 tỷ đồng, đạt tối đa 26.419 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 24.957 tỷ đồng, thông qua đợt phát hành 42 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 cho hơn 2.000 cán bộ nhân viên.Tăng vốn điều lệ là nhu cầu cấp thiết của các ngân hàng

Tương tự, PGBank cũng tăng vốn điều lệ sau khi phát hành thành công 120 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ đồng.

Các ngân hàng khác cũng có kế hoạch tăng khá cao như VietinBank dự kiến tăng tương ứng hơn 25.200 tỷ đồng, lên 78.900 tỷ đồng; Vietcombank dự định tăng 21.600 tỷ đồng, lên 77.500 tỷ đồng; LPBank tăng 8.000 tỷ đồng lên hơn 33.500 tỷ đồng; VIB tăng vốn điều lệ từ 25.368 tỷ đồng lên 29.791 tỷ đồng; Nam A Bank tăng vốn điều lệ từ 10.580 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng; OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng.

Hút tiền qua nhiều kênh

Theo giới phân tích, từ 2020 đến nay, hệ thống ngân hàng trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ vay giảm mạnh, nợ xấu toàn hệ thống hiện chiếm tới 5% trên tổng dư nợ. Do vậy, nỗ lực tăng vốn điều lệ của các ngân hàng nhằm củng cố năng lực tài chính để xử lý các rủi ro nợ xấu được cho là dễ hiểu.

Hiện tại, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện nhưng giới phân tích đánh giá hệ số an toàn vốn (CAR) vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực. Chưa kể, trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp yếu đi, huy động vốn của ngân hàng sẽ ngày càng khó khăn.

Hệ số an toàn vốn (CAR) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN tính đến tháng 1/2024 đạt 11,84%, trong đó nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đạt 9,72%, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 11,89%.

Dù hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam đã có sự cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế và mức trung bình của ngành ngân hàng trong khu vực.

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các trụ cột của Basel II, trong khi một số nước trong khu vực đã áp dụng Basel III hoặc một phần của nó. Vì thế, việc tăng vốn điều lệ được coi là cần thiết để nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng trong nước.

Trong năm 2023, theo báo cáo tài chính, có 21 ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng thêm hơn 100.000 tỷ đồng. Trong đó, mức tăng lớn nhất thuộc về VPBank, với hơn 11.900 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank tăng gần 8.570 tỷ đồng; LPBank tăng 8.285 tỷ đồng; OCB, Agribank và MBBank đều tăng hơn 6.800 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, có 23 ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng thêm gần 167.000 tỷ đồng, đánh dấu kế hoạch tăng “khủng” nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Nếu hoàn thành kế hoạch tăng vốn đặt ra cho năm 2024, bức tranh quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, 7 ngân hàng sẽ đạt mức vốn điều lệ trên 50.000 tỷ đồng, 9 ngân hàng từ 20.000-40.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng từ 10.000-20.000 tỷ đồng và phần còn lại là dưới 10.000 tỷ đồng.

Tính đến tháng 1/2024, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống là hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm 2023. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có tổng vốn điều lệ 217.882 tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ 543.191 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tổng vốn điều lệ 163.165 tỷ đồng.

Theo giới phân tích, nếu như việc tăng vốn điều lệ chỉ đơn thuần từ nguồn lợi nhuận giữ lại chuyển sang không mang lại nhiều tác động. Việc phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ có tác động rõ ràng hơn đến các hệ số an toàn vốn và quy mô tăng trưởng của các ngân hàng.

Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp ít nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế, cổ đông chiến lược nước ngoài.

Năm ngoái, VPBank sau khi hoàn tất bán 15% vốn cổ phần ngân hàng cho nhà đầu tư nước ngoài là Tập đoàn SMBC (Nhật Bản), vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên rất mạnh và vươn lên dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ.

Năm nay, các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, SHB, LPBank… đều có kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Xuất hiện nhà đầu tư lớn đổ vốn 6.200 tỷ đồng vào NCB

Xuất hiện nhà đầu tư lớn đổ vốn 6.200 tỷ đồng vào NCB

Ngân hàng
(VNF) - Ngân hàng NCB đã hoàn tất tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng. Có 13 nhà đầu tư chuyên nghiệp đăng ký tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ này của NCB, gồm 12 nhà đầu tư cá nhân và một quỹ đầu tư.
Cập nhật tiến độ tăng vốn của nhóm Big4 ngân hàng

Cập nhật tiến độ tăng vốn của nhóm Big4 ngân hàng

Ngân hàng
(VNF) - Chính phủ vừa cập nhật tiến độ tăng vốn điều lệ của nhóm Big4. Việc tăng vốn điều lệ của nhóm này so với nhóm tư nhân lại diễn ra với tốc độ tương đối chậm.
Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng
(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.
Cùng chuyên mục
Tin khác