Vào cuộc đua ô tô điện cùng Vinfast, tiềm lực tài chính Thái Bình Hưng Thịnh có gì?

Ngọc Lưu - Thứ hai, 03/07/2023 22:54 (GMT+7)

(VNF) - Với mục tiêu sản xuất các mẫu xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ, phân phối cho thị trường Việt Nam và tiến tới xuất khẩu nhưng bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh lại khiến nhiều người hoài nghi khi thua lỗ triền miên và liên tuc âm dòng tiền kinh doanh.

VNF
Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) đang làm ăn ra sao?

Nhân tố mới trên đường đua ô tô điện

Cuối tháng 6/2023, thị trường ô tô điện cỡ nhỏ Việt Nam xuất hiện một "tân binh" khi Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) và Công ty Roding Mobility (Roding) ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam. 

Theo đó, Roding Mobility sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát triển khai toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế, thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Bình Hưng Thịnh.

Sau khi nhận chuyển giao công nghệ từ Roding Mobility, Thái Bình Hưng Thịnh sẽ sản xuất thương mại các mẫu xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ, phân phối cho thị trường Việt Nam và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cơ điện Thái Hưng (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do Thái Bình Hưng Thịnh làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/1/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện. Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm.

Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ hoạt động vào quý IV/2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024. Bước đầu, 2 bên sẽ phát triển ô tô điện mini (city car - xe điện nội đô chỉ đi trong đô thị) theo tiêu chuẩn L7e của châu Âu. Sản lượng dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, công ty sẽ sản xuất và giới thiệu thêm 2 mẫu xe điện phân khúc A.

Sự xuất hiện của Thái Bình Hưng Thịnh được đánh giá sẽ "phả hơi nóng" lên kế hoạch sản xuất ô tô điện cỡ nhỏ của Vinfast và các đối thủ khác đến từ Trung Quốc.

Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh được thành lập năm 2006, tiền thân là Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Hàn. Doanh nghiệp này có địa chỉ tại số 266 đường Trần Hưng Đạo, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Thực tế, Thái Bình Hưng Thịnh cũng có ít nhiều kinh nghiệm với xe điện khi đang kinh doanh bao gồm các loại xe điện như: xe golf, xe thăm quan, xe nội khu (của WulingEV), xe chuyên dụng (xe tuần tra, xe bệnh viện, xe sân bay), xe chở hàng, xe bán hàng lưu động...

Năm 2020, Thái Bình Hưng Thịnh tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện thông qua dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Vốn điều lệ của Thái Bình Hưng Thịnh được tăng từ 15 tỷ đồng năm 2020 lên gần 63 tỷ đồng năm 2022. Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, nhà sáng lập công ty là ông Trần Minh Thao (sinh năm 1984).

Thái Bình Hưng Thịnh đang kinh doanh ra sao?

Theo dữ liệu của VietnamFinance, trong 3 năm trở lại đây, tổng tài sản của Thái Bình Hưng Thịnh đã tăng gần gấp 5 lần. Từ mức 14,2 tỷ đồng vào năm 2020, tài sản của doanh nghiệp tăng lên 18,1 tỷ đồng vào năm 2021. Tính đến tháng 12/2022, tổng tài sản của Thái Bình Hưng Thịnh đã đạt 62,3 tỷ đồng.

Nhìn chung, tổng tài sản của Thái Bình Hưng Thịnh có sự biến động mạnh từ năm 2021 - 2022. Cụ thể, lượng tiền và các khoản tương đương tiền từ mức chưa đến 1 tỷ đồng vào năm 2021 đã tăng lên gần 12 tỷ đồng vào năm ngoái. Đồng thời, tài sản dở dang dài hạn (nhà xưởng, máy móc) cũng tăng mạnh từ mức 4,6 tỷ đồng lên 33,3 tỷ đồng.

Tài trợ chính cho nguồn vốn của Thái Bình Hưng Thịnh là vốn chủ sở hữu, khi tăng từ 12,7 tỷ đồng vào năm 2020 lên 55,6 tỷ đồng vào năm ngoái. Trong khi đó, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng không quá lớn khi chỉ tăng từ 1,5 tỷ đồng (2020) lên 6,7 tỷ đồng (2022). Tất cả các khoản nợ này đều là nợ ngắn hạn.

Về kết quả kinh doanh, do từ năm 2020, Thái Bình Hưng Thịnh bắt đầu giai đoạn tái cấu trúc hoạt động nên gần như doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu. Duy chỉ có năm ngoái (2022), doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt con số tượng trưng với 168 triệu đồng.

Doanh thu gần như bằng không, nhưng hàng năm vẫn phải duy trì chi phí quản lý doanh nghiệp nên Thái Bình Hưng Thịnh không thoát khỏi cảnh thua lỗ, với khoản lỗ năm 2020 là 224,2 triệu đồng và năm 2021 là 477,4 triệu đồng. 

Đặc biệt, năm ngoái, chi phí quản lý doanh nghiệp của Thái Bình Hưng Thịnh đột ngột tăng mạnh, khiến khoản lỗ sau thuế của doanh nghiệp này cũng tăng lên 4,3 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý, trong bức tranh tài chính của Thái Bình Hưng Thịnh là vấn đề dòng tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho thấy trong giai đoạn 2020 - 2022, dòng tiền kinh doanh của công ty này liên tục âm, với mức âm tăng từ 1,1 tỷ đồng vào năm 2020, lên 11,3 tỷ vào năm 2021 và 32,5 tỷ vào năm 2022.

Đối thủ mới của Vinfast xuất hiện, mở nhà máy ô tô điện cỡ nhỏ ở Thái Bình

Đối thủ mới của Vinfast xuất hiện, mở nhà máy ô tô điện cỡ nhỏ ở Thái Bình

(VNF) - Công ty Roding Mobility (Ronding) đến từ Đức và Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) đã "bắt tay" đầu tư nhà máy sản xuất xe điện cỡ nhỏ tại Thái Bình.

Cuộc đấu ô tô điện mini:  Wuling Hongguang Mini EV chào hàng, VinFast VF3 chốt ngày ra mắt

Cuộc đấu ô tô điện mini: Wuling Hongguang Mini EV chào hàng, VinFast VF3 chốt ngày ra mắt

(VNF) - Mẫu ô tô điện Trung Quốc Wuling Hongguang Mini EV vừa chào hàng thì VinFast VF3 lập tức chốt ngày ra mắt. Cuộc đấu xe điện là điểm nóng nhất của thị trường xe tuần qua. Cùng với đó, giảm 50% phí trước bạ và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô trong nước là thông tin gây chú ý.

Ô tô điện Trung Quốc Baojun Yep giống VinFast VF3, giá hơn 260 triệu đồng

Ô tô điện Trung Quốc Baojun Yep giống VinFast VF3, giá hơn 260 triệu đồng

(VNF) - Baojun Yep, mẫu xe điện cùng chung hãng mẹ với chiếc Wuling Hongguang Mini EV vừa mở bán tại Việt Nam có diện mạo khá giống VinFast VF3. Xe có giá bán 11.200 nhân dân tệ (khoảng 263 triệu đồng).

Ý kiến ( )
Vinhomes chuyển nhượng công ty con 3.000 tỷ đồng sau nửa năm thành lập

Vinhomes chuyển nhượng công ty con 3.000 tỷ đồng sau nửa năm thành lập

(VNF) - Chỉ trong chưa đầy nửa năm khi công bố thành lập, Vinhomes đã chuyển nhượng cho đối tác toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Lighthouse 1.

DN lớn cấp tập phát hành TPDN cuối 2024, điều gì đang chờ đợi trong 2025?

DN lớn cấp tập phát hành TPDN cuối 2024, điều gì đang chờ đợi trong 2025?

(VNF) - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ghi nhận nhiều điểm tích cực trong năm 2024. Bước sang năm 2025, nhiều chuyên gia kỳ vọng những thay đổi trong Luật Chứng khoán sửa đổi cùng với chuyển động của thị trường bất động sản sẽ là cú hích để thị trường TPDN phát triển.

DIC Corp bất ngờ dừng thương vụ huy động vốn 3.000 tỷ đồng

DIC Corp bất ngờ dừng thương vụ huy động vốn 3.000 tỷ đồng

(VNF) - Vừa thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn và liên tục điều chỉnh sau đó, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DICCorp, HoSE: DIG) mới đây lại bất ngờ thông báo dừng kế hoạch này.

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên

(VNF) - Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

IDI phát hành trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên Châu Á - Thái Bình Dương

IDI phát hành trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên Châu Á - Thái Bình Dương

(VNF) - Ngày 26/11/2024, IDI đã chính thức công bố phát hành thành công lô trái phiếu xanh thủy sản đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu chưa trả tiền, Vietcap phải thanh toán thay

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu chưa trả tiền, Vietcap phải thanh toán thay

(VNF) - Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán.

Chứng khoán tuần mới: Kỳ vọng tỷ giá tạo đỉnh, VN-Index bật tăng

Chứng khoán tuần mới: Kỳ vọng tỷ giá tạo đỉnh, VN-Index bật tăng

(VNF) – Chuyên gia của Agriseco và VNDIRECT đều kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ sớm tạo đỉnh và suy giảm, nếu vậy, chỉ số VN-Index có thể bật tăng lên vùng 1.270 – 1.280 điểm.

Trái chiều cổ phiếu ngách: Bên lập đỉnh, bên lao dốc

Trái chiều cổ phiếu ngách: Bên lập đỉnh, bên lao dốc

(VNF) - Dòng tiền tuần qua tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu ngách, đưa YEG, VMC, HNG,... vượt đỉnh. Trái chiều, một số mã tăng mạnh trong tuần trước như VCA, TTL bất ngờ đảo chiều giảm sâu.

VNDIRECT thay đổi kế hoạch, dồn vốn đầu tư tiền gửi ngân hàng

VNDIRECT thay đổi kế hoạch, dồn vốn đầu tư tiền gửi ngân hàng

(VNF) - VNDIRECT sẽ dùng toàn bộ phần vốn phân bổ cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền và có thể cắt thêm phần vốn dành cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán để sử dụng cho hoạt động đầu tư tiền gửi ngân hàng.