Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về các vướng mắc của chủ đầu tư, cùng các cơ chế xung quanh dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, sau những khó khăn về lãi suất, tiến độ Dự án trên đã bị ảnh hưởng rất nhiều, công tác thi công hiện nay gần như dừng lại.
"Qua trao đổi với nhà đầu tư, trường hợp họ không được điều chỉnh lãi suất vay phù hợp với thực tế, họ không thể tiếp tục thực hiện dự án và dự án sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020 như chỉ đạo của Chính phủ", báo cáo Thủ tướng của Thứ trưởng Nguyễn Nhật nêu rõ.
Theo lý giải của Bộ GTVT, quy định Thông tư 55/2016 của Bộ Tài chính khi ký hợp đồng BOT, lãi suất vay vốn dự án không vượt quá 1,3 lần lãi suất trái phiếu của Chính phủ. Hiện, lãi suất vay tính toán tại thời điểm ký hợp đồng BOT là 8,16%/năm, khi phê duyệt điều chỉnh báo cáo là 7,82% và hiện tại là 6,7%.
Sau đó, Bộ Tài chính nâng trần tính toán lãi suất vay thành 1,5 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ tuy nhiên tại điều khoản chuyển tiếp lại không áp dụng cho Dự án nói trên.
Bộ GTVT cho biết, hiện lãi suất vay vốn từ các ngân hàng thương mại khoảng 10 - 11%/năm. Nếu áp dụng mức lãi suất 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ là 6,7% và 1,5 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ là 7,7%/năm.
Thứ trưởng Nhật khẳng định: Như vậy, mức chênh lệch giữa lãi suất thực tế và lãi suất tính toán theo quy định của pháp luật thời điểm hiện nay là khoảng 3 - 4%/năm.
Theo Bộ GTVT, phần kinh phí nhà đầu tư phải tự bù do có sự chênh lệch lãi suất giữa lãi vay thực tế và lãi suất vay được thanh toán là rất lớn nên Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT về khó khăn, vướng mắc khi phải bù chênh lệch lãi suất và cho rằng nếu tiếp tục triển khai Dự án theo hợp đồng BOT đã ký sẽ không có khả năng thu hồi vốn.
Được biết, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 có chiều dài 51,1 km, tổng mức đầu tư là hơn 9.660 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 1.540 tỷ đồng, vốn vay thương mại hơn 8.125 tỷ đồng (chiếm hơn 84% tổng vốn đầu tư toàn Dự án).
Được biết, Dự án hiện đang thi công dở dang, trong kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, Dự án này sau đó được điều chỉnh vào năm 2020.
Tháng 10/2018, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến cho rằng việc cấp tín dụng của các ngân hàng dựa trên căn cứ, cơ sở thẩm định, tính toán khả thi, hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.
Chính vì vậy, các ngân hàng không thể giải ngân cho dự án trong trường hợp phương án tài chính không khả thi. NHNN đề nghị Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính làm rõ khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ Dự án, đảm bảo tính khả thi và khả năng trả nợ ngân hàng.
Bộ Tài chính cho biết theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, việc Nhà nước hỗ trợ cho phép Nhà đầu tư quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương là không còn phù hợp, cần rà soát, nghiên cứu tính toán lại phương án hỗ trợ của Nhà nước đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định, trong trường hợp không tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc về lãi suất vay như kiến nghị của Nhà đầu tư, Nhà đầu tư sẽ không tiếp tục thực hiện Dự án và không tiếp tục triển khai đầu tư theo hình thức BOT.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, Nhà đầu tư có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí vốn ngân sách từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để đầu tư dự án với khoảng 8.900 tỷ đồng khi đó sẽ cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2021.
Trường hợp bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vào giai đoạn 2021 - 2026, thời gian hoàn thành dự án có thể phải chậm lại 3 - 4 năm để hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.