Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hồi phục trong tháng 5 với mức tăng 12,4% sau khi đã tăng mạnh trong tháng 4. Diễn biến của VN-Index thậm chí còn tốt hơn so với một số thị trường trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay trên thế giới như S&P 500 trong tháng 5.
Thanh khoản thị trường được đo lường bởi giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình hằng ngày đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, tăng 74% so với quý I/2020.
Tháng 5 chứng kiến giao dịch khối ngoại tích cực hơn so với việc bán ròng dứt khoát như các tháng trước đó. Khối ngoại đã chủ động cơ cấu lại danh mục đầu tư khi mà họ kết hợp cả hoạt động bán và mua trong kỳ này. Chính điều này đã giúp cho thị trường bớt áp lực so với ba tháng gần đây.
Vẫn còn nhiều cổ phiếu lớn bị bán ròng mạnh trên sàn như VIC (-454 tỷ đồng), HPG (-309), VRE (-246), VJC (-172), DPM (-142), BVH (-134),…Tuy nhiên khối này cũng mua một khối lượng lớn các mã như VNM (+826), VCB (+701), VPB (+408), VHM (+318), PLX (+115), CTG (+73)..
Điều tích cực nhất đến từ khối ngoại có lẽ là việc họ liên tục bỏ tiền vào các ETFs nội mới của thị trường như FUEVFVND (mô phỏng chỉ số VN Diamond) và FUESSVFL (mô phỏng chỉ số VN Fin Lead).
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo chiến lược tháng 6/2020, FUEVFVND và FUESSVFL ETF đã phát hành mới lần lượt 47,8 và 20,5 triệu chứng chỉ quỹ tương đương 780 tỷ đồng trong tháng 5. Trong khi FUESVFVND ETF chứng tỏ được sức hút của mình khi mà mới chỉ lên sàn từ giữa tháng 5 thì FUESSVFL ETF đã phần nào thu hút được nhà đầu tư ngoại sau hai tháng niêm yết.
Một điểm tích cực khác là lo lắng về việc ETF nội lớn nhất thị trường E1VFVN30 ETF có thể bị nhà đầu tư rút ra để chuyển sang các ETFs nội mới đã phần nào được gỡ bỏ khi mà ETF này phát hành mới và mua lại chứng chỉ quỹ khá cân bằng trong kỳ này.
Nhận định về triển vọng thị trường tháng 6, chuyên gia của VDSC cho rằng dòng tiền hỗ trợ thị trường tăng điểm trong hai tháng qua vẫn còn.
Theo VDSC, xu hướng tham gia thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư trong nước có thể tiếp tục trong tháng 6.
"Sự tham gia tích cực của nhà đầu tư trong nước, bên cạnh những tiến triển khả quan của việc kiểm soát dịch bệnh, chúng tôi cho rằng còn có sự hỗ trợ lớn từ việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao (hoạt động sản xuất trì trệ do các quốc gia đối tác thương mại lớn của Việt Nam vẫn đang đóng cửa)", chuyên gia của VDSC phân tích.
Cụ thể, vào đầu tháng 5, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tiếp 0,5 điểm% các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới sáu tháng cũng giảm từ 4,75% về 4,25%. Lãi suất huy động giảm đã làm tăng thêm tính hấp dẫn cho TTCK vốn đang giảm về mức hấp dẫn nhất trong 4 – 5 năm qua.
Lãi suất cho vay ký quỹ của các CTCK theo đó cũng có nhiều gói ưu đãi hơn, đặc biệt đối với các tài khoản mở mới. Ước tính của VDSC cho thấy dư nợ ký quỹ đã tăng khoảng 15% so với đầu tháng 5.
Công ty chứng khoán này dự báo lực cầu từ khối ngoại trong tháng 6 sẽ chủ yếu đến từ các ETFs mới khi mà các ETFs này giải quyết phần nào bài toán giới hạn sỡ hữu nước ngoài hiện nay. Riêng FUEVFVND đã cho thấy sức hút sau khi niêm yết khi mà quy mô tài sản của quỹ này đã tăng gấp 7 lần so với thời điểm IPO lên mức 725 tỷ đồng.
Hiện nay tổng tài sản của FUEVFVND mới chỉ bằng 12% tổng tài sản của quỹ E1VFVN30. Bên cạnh đó, quỹ FUESSVFL đã bắt đầu thu hút được nhà đầu tư sau hai tháng niêm yết khi tổng tài sản của quỹ này tăng gấp đôi chỉ trong tháng Năm lên mức 451 tỷ đồng.
"Rõ ràng lên sàn trong điều kiện thị trường giảm mạnh đã khiến quỹ FUESSVFL không thu hút được nhiều nhà đầu tư như mong muốn. Với các nhà đầu tư ngoại khác, chúng tôi kỳ vọng khối này sẽ tiếp tục mua bán cân bằng như trong tháng 5 vừa qua thay vì bán ròng mạnh như các tháng trước đó", VDSC nhìn nhận.
Mặc dù cho rằng dòng tiền hỗ trợ vẫn còn nhưng chuyên gia của VDSC lưu ý không gian tăng trưởng của thị trường không còn nhiều.
Công ty chứng khoán này cho rằng lực kéo chỉ số của các cổ phiếu trụ sẽ giảm đi đáng kể so với hai tháng trước đó, khi hầu hết các cổ phiếu trụ đã hồi phục tốt hơn phần còn lại của thị trường.
Trong khi đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bắt đầu mua bán có chọn lọc hơn khi mà khối này bắt đầu luân phiên mua bán ròng trong tháng 5 thay vì mua ròng hoàn toàn trong các tháng trước đó. Thống kê của VDSC cũng cho thấy lượng tài khoản mở mới trong tháng 5 đã bắt đầu chậm lại.
Ở khía cạnh cơ bản, công ty chứng khoán này cho rằng thị trường đang tỏ ra đắt hơn so với giai đoạn đầu năm khi mà VN-Index chỉ còn giảm 8,5% so với đầu năm, trong khi lợi nhuận cơ bản dự phóng trên mỗi cổ phiếu 2020 được điều chỉnh xuống mức -4% thay vì +12% thời điểm đầu năm.
"Ngoài ra, với việc thị trường đã hồi phục 30% kể từ đáy tháng 3 và định giá cổ phiếu không còn hấp dẫn, còn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu tâm. Chúng tôi nhận thấy các rủi ro này chủ yếu là ngoại tác, vốn không/chưa ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế Việt Nam, nhưng có thể chi phối tâm lý của nhà đầu tư", báo cáo của VDSC nhấn mạnh.
"Tóm lại chúng tôi cho rằng sự tích cực của dòng tiền có thể giúp VN-Index chinh phục mốc cao hơn trong tháng 6, tuy nhiên không gian tăng trưởng không nhiều. Chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng là 830 – 905 điểm", VDSC nêu quan điểm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.