'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Theo Báo cáo chiến lược 2019 vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, năm 2019 được dự báo sẽ không phải là một năm dễ dàng cho chứng khoán toàn cầu.
"Trong bối cảnh đó, rất khó để Việt Nam đi ngược xu hướng và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng. Nhưng cũng không nên quá bi quan. Chúng tôi cho rằng làn sóng rút vốn lớn nhất của khối ngoại đã diễn ra trong năm 2018. Định giá của VN-Index cũng đã giảm xuống, dù chưa đạt tới mức rẻ. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp có khả năng chậm lại trong 2019, nhưng vẫn sẽ có những cơ hội đáng để quan tâm", VDSC nhận định.
Đi sâu phân tích dòng vốn ngoại, VDSC cho hay năm 2018, tại Việt Nam, dù khối ngoại vẫn bơm ròng gần 43.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trong năm nhưng phần lớn số tiền này chỉ đổ vào một số thương vụ lớn như của NVL (3.500 tỷ), VHM (28.500 tỷ) và MSN (10.000 tỷ). Qua phương thức khớp lệnh, khối ngoại bán ròng xuyên suốt cả năm với giá trị đạt 16.000 tỷ.
Về dòng vốn ngoại có thể "đổ bộ" sau khi FTSE Russell nâng hạng Việt Nam lên thị trường Mới nổi thứ cấp, VDSC cho rằng dòng vốn này sẽ khó tạo ra thay đổi đột phá.
Theo tính toán của VDSC, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ FTSE Emerging Markets Index vào khoảng 0,4%, dựa trên tương quan vốn hóa của rổ FTSE Vietnam Index (17 tỷ USD) so với rổ FTSE Emerging Markets Index (4.280 tỷ USD). Như vậy sẽ có khoảng 300 triệu USD dòng vốn thụ động vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong trường hợp được nâng hạng.
Tuy nhiên, nhìn lại một số thị trường đã được nâng hạng như Qatar hay UAE, VDSC nhận thấy rằng không có tăng trưởng rõ ràng về chỉ số và dòng vốn sau khi các thị trường này được FTSE thông báo nâng hạng.
"Điều này có thể đến từ tiêu chuẩn nâng hạng có phần dễ dàng của FTSE; một thị trường không cần phải đạt được tiến bộ lớn để có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi, như vậy dòng vốn mới đổ vào cũng không quá đột biến", VDSC lý giải.
Về dòng vốn nội, VDSC cho rằng sẽ có những dòng vốn mới từ các công ty chứng khoán.
Theo thống kê của VDSC, đã có 30 doanh nghiệp và tổ chức thay đổi vốn điều lệ trong 3 quý 2018, trong đó có tới 22 tổ chức tăng vốn điều lệ. Tổng vốn ròng tăng thêm là 7.146 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán Hàn Quốc là những doanh nghiệp tích cực nhất trong cuộc đua tăng vốn này, tiêu biểu là Mirae Assets, KIS, Shinhan và KB.
"Những động thái này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua các hoạt động tự doanh hay cho vay margin", VDSC nhìn nhận.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng lượng vốn trên sẽ cải thiện thanh khoản thị trường trong năm 2019 (trung bình khoảng 3.000 tỷ/phiên đến 5.000 tỷ/phiên) và có thể tạo nên những “con sóng” ngắn hạn cho thị trường.
"Tuy nhiên nhà đầu tư không nên kỳ vọng đây là một nhân tố giúp cho thị trường tăng trưởng bền vững", VDSC khuyến cáo.
Về mặt định giá, VDSC không kỳ vọng mức P/E sẽ tăng trở lại trong năm 2019.
Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index sẽ chỉ dao động quanh ngưỡng 900-1.000 điểm. Nhưng có những cổ phiếu đắt/rẻ hơn phần còn lại. Chẳng hạn, bộ 3 công ty VIC, VHM và VRE chiếm tới 22% tổng vốn hóa VN-Index đang giao dịch ở mức P/B từ 3x đến 6x. Loại trừ nhóm này, P/E của VN-Index chỉ còn khoảng 14x.
"Vẫn sẽ có những cơ hội riêng biệt trong một thị trường ảm đạm, và do vậy lựa chọn cổ phiếu là điều quan trọng nhất trong 2019. Một cổ phiếu có cơ bản tốt sẽ có khả năng chống chịu được phần nào một cú giảm sốc của thị trường khi dòng tiền nóng rút đi. Chúng tôi cũng không khuyến khích lựa chọn các cổ phiếu có mức bội số P/E cao, trừ khi tăng trưởng thực sự vượt trội", VDSC cho hay.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.