Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Bán hàng trực tuyến” hay “livestream bán hàng” nhà những cụm từ đã trở nên quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Việc hàng nghìn, chục nghìn, hay cả trăm nghìn người cùng vào xem livestream để “chốt đơn” một món hàng nào đó cũng không còn là điều gì quá mới lạ với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi nhìn lại chặng đường vài năm hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh mới mẻ này, chắc chắn nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng vì tốc độ tăng trưởng của nó.
Đặc biệt là tại Trung Quốc – một trong những địa điểm “khởi xướng” cho ngành công nghiệp “chốt đơn” và cũng là nơi chứng kiến bán hàng trực tuyến trở thành một trong những kênh bán hàng phổ biến nhất của đất nước, tạo ra hàng tỷ USD vốn quay vòng chỉ sau 1 buổi phát trực tuyến.
Công ty đầu tiên kết hợp phát trực tiếp và mua sắm ở Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử Taobao của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, với sự ra mắt của nền tảng Taobao Live vào năm 2016.
Nền tảng này cho phép những người có ảnh hưởng mở kênh phát trực tiếp của riêng họ trên Taobao, trên đó họ có thể tiếp thị nhiều loại sản phẩm, từ mỹ phẩm đến quần áo và từ đồ ăn nhẹ cho đến ô tô.
Hoàng Vi Á, “nữ hoàng livestream” vừa bị phạt thuế 210 triệu USD, cũng là một nhân tố nổi danh từ nền tảng này. Người này thậm chí đã bán được 1 chiếc tên lửa với giá 40 triệu NDT (6,3 triệu USD) vào năm 2020.
Các thương hiệu cũng có thể tổ chức các buổi phát trực tiếp thường xuyên trên các cửa hàng trực tuyến tự điều hành của họ trên Taobao và Tmall để quảng bá sản phẩm và đưa ra những ưu đãi giảm giá đặc biệt cho khách hàng.
Điểm đặc biệt khiến hình thức phát trực tuyến giới thiệu sản phẩm cho khách hàng được ưa chuộng là vì người tham gia livestream không chỉ được giới thiệu tường tận về sản phẩm, mà còn có cơ hội nhận được tư vấn trực tiếp những vấn đề mà họ thắc mắc, làm tăng độ tin cậy với sản phẩm.
Trong thời gian nói chuyện với người mua sắm trực tuyến, người phát trực tiếp thường sẽ trả lời các câu hỏi về kích thước, màu sắc và độ vừa vặn, thu hút người xem bằng cách tiếp cận thân mật, trò chuyện và cũng khuyến khích mua hàng nhanh chóng với chiết khấu có sẵn trong thời gian giới hạn.
Một điểm thu hút lớn khác là tất cả đều diễn ra trên một giao diện ứng dụng di động duy nhất - người mua hàng có thể xem, đặt câu hỏi và nhấp để mua tất cả trên cùng một trang trong suốt quá trình phát trực tiếp, thuận tiện cho người tiêu dùng.
Không chỉ vậy, bán hàng trực tuyến còn đánh vào tâm lý của người tiêu dùng khi mỗi sản phẩm thường được giới thiệu là chất lượng cao, chỉ có số lượng có hạn và đi kèm với mức chiết khấu hay ưu đãi không ở đâu có. Việc chỉ có một số lượng hàng hoá nhất định tồn tại trong quãng thời gian mở bán ngắn ngủi khiến người mua phải "nhanh tay lẹ mắt" nếu không muốn lỡ mất món hời.
Trong quá trình phát trực tiếp, vai trò của những người dẫn dắt đặc biệt quan trọng, vì họ là những người trực tiếp giao lưu và tạo động lực cho người xem mua hàng.
Đặc biệt, sau nhiều bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm làm khách hàng mất lòng tin vào người giới thiệu của thương hiệu, những người bán hàng nổi tiếng nhưng không thuộc bất kỳ công ty hay thương hiệu nào như Vi Á, hay đối thủ của cô – “ông hoàng son môi” Lý Giai Kỳ, trở thành những người được công chúng nhất mực tin tưởng và có tầm ảnh hưởng lớn.
Những người có ảnh hưởng hàng đầu cũng phát triển mức độ phổ biến của riêng họ đối với người mua sắm, cũng như của các thương hiệu. Ví dụ, Vi Á gắn liền với hình ảnh của một “người chị em” thân thiện, đáng tin cậy, trong khi Lý Giai Kỳ lại gắn liền với câu nói đầy phấn khích “ôi trời ơi, mua đi” và tiếng đếm “3,2,1” đầy thôi thúc khiến người tiêu dùng không thể không nhấn nút đặt hàng.
Những người phát sóng hàng đầu như Vi Á hay Lý Giai Kỳ cũng được đánh giá cao bởi trước khi đưa sản phẩm lên các buổi phát trực tiếp, họ đều trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, khiến người dùng có cảm giác tín nhiệm và an tâm khi mua.
Trước khi xảy ra lùm xùm trốn thuế vừa qua, Lý Giai Kỳ có 47 triệu người theo dõi trên nền tảng phát trực tiếp của Taobao, trong khi Vi Á có tới 90 triệu người theo dõi.
Trong một báo cáo sơ bộ được truyền thông Trung Quốc tiết lộ gần đây, chỉ trong nửa ngày livestream, Lý Giai Kỳ có thể bán được tổng số hàng hoá trị giá hơn 10 triệu NDT (1,5 triệu USD), Vi Á cũng không kém cạnh với tổng doanh thu 8,2 triệu NDT (1,2 triệu NDT).
Đại dịch Covid-19 là một cú hích lớn cho ngành công nghiệp phát trực tiếp khi nó hạn chế mọi người ở nhà và thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ giải trí và mua sắm trực tuyến. Ngoài những tên tuổi lớn, hiện có hàng nghìn công ty phát trực tiếp đang hoạt động ở Trung Quốc.
Năm ngoái, công ty tư vấn nghiên cứu iiMedia Research cho biết có hơn 28.000 đơn vị được gọi là “cơ quan mạng đa kênh” ở Trung Quốc, mỗi cơ quan có xu hướng quản lý nhiều người có ảnh hưởng trên nền tảng trực tuyến.
Nhiều nền tảng thương mại điện tử, bao gồm TikTok Trung Quốc của Douyin, Kuaishou, JD.com và Pinduoduo, là những nơi cung cấp nền tảng cho người dùng cơ hội mua sắm thông qua phát trực tiếp. Trong số đó, Douyin cực kỳ nổi tiếng và là đối thủ của Taobao trên mặt trận này.
Không chỉ các nhãn hàng và người buôn bán mới tham gia phát trực tiếp, tại Trung quốc, từ nông dân đến công nhân, từ quan chức chính phủ cho tới các doanh nhân hàng đầu đều trực tiếp xuất hiện trên livestream để bán các sản phẩm của mình.
Tháng 7 vừa qua, công ty tư vấn McKinsey cho biết giá trị thị trường thương mại trực tiếp của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 280% từ năm 2017 đến năm 2020, đạt ước tính 171 tỷ USD vào năm 2020. Công ty này cũng dự đoán doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt 423 tỷ USD vào năm 2022.
Ngành công nghiệp “chốt đơn” ở Trung Quốc phát triển đến nỗi nhiều quốc gia khác đang quyết định thử nghiệm mô hình này. Ví dụ, tháng 11 vừa qua, NBCUniversal đã ra mắt buổi mua sắm trực tiếp bằng một chương trình trên Instagram.
TikTok cũng đang thử nghiệm mua sắm trực tiếp và Snap đang đầu tư vào công nghệ thực tế ảo để giúp người dùng Snapchat trải nghiệm các mặt hàng như đồng hồ, đồ trang sức và quần áo khác trên nền tảng trực tuyến để hạn chế việc trả hàng.
Theo công ty nghiên cứu eMarketer, từ doanh thu hàng năm 36 tỷ USD hiện tại, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ nhanh chóng đạt doanh thu 50 tỷ USD vào năm 2023.
Xem thêm >> Nữ hoàng livestream Trung Quốc bị phạt thuế 210 triệu USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.