'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Suốt 3 năm qua, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nóng lên kéo theo xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, dẫu cho chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp Việt Nam vẫn tăng rất mạnh, cho thấy kỳ vọng lớn của giới đầu tư vào triển vọng ngành này.
Khoảng 6 tháng gần đây, sau một thời gian giữ xu hướng đi ngang, giá cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp lại tiếp tục tăng mạnh và chưa có điểm dừng.
Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản khu công nghiệp công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra quan điểm tích cực đối với nhu cầu đất khu công nghiệp trong vòng 10 năm tới.
Cụ thể, VDSC kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, nhờ hiệp định FTA RCEP chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2022. Đây là hiệp định FTA có quy mô lớn nhất thế giới và nhờ đó, hoạt động xuất khẩu cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ được thúc đẩy.
Ngay trong tháng đầu năm, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã ghi nhận tín hiệu tích cực. Theo đó, trong tháng 1/2022, vốn giải ngân đạt 1,6 tỷ USD (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và vốn đăng ký đạt 2,1 tỷ USD (tăng trưởng 4,2%).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số dự án đầu tư lớn trong tháng 1/2022 gồm: Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD tại Nghệ An; Dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD tại Bắc Ninh; Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD tại Phú Thọ.
Về lâu dài, VDSC có quan điểm tích cực đối với nhu cầu đất khu công nghiệp trong vòng 10 năm tới.
"Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong vùng nhờ chi phí sản xuất thấp, tăng trưởng GDP cao và chính trị ổn định. Bên cạnh đó, dư địa mở rộng quỹ đất khu công nghiệp trong dài hạn là rất lớn, vì hiện trong số diện tích đất công nghiệp được quy hoạch thì chỉ khoảng một nửa diện tích trên đã được thành lập khu công nghiệp", chuyên gia của VDSC nhấn mạnh.
Một tín hiệu tích cực nữa cho các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp hiện nay là giá thuê các khu công nghiệp khu vực lân cận các trung tâm kinh tế TP. HCM và Hà Nội tiếp tục tăng.
"Việc thiếu hụt nguồn cung ở TP. HCM cũng như việc cơ sở hạ tầng tương đối phát triển ở các khu vực tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An góp phần giúp giá thuê khu công nghiệp các khu vực trên tăng lần lượt 13%, 15% và 21% trong quý IV/2021. Các dự án khu công nghiệp trong phạm vi 1 giờ di chuyển tới trung tâm thành phố có mức giá thuê tăng từ 17% tới 32%, theo CBRE", phía VDSC cho hay.
Tương tự, việc thiếu hụt nguồn cung cũng xảy ra trong khu vực miền Bắc, bên cạnh đó, VDSC kỳ vọng khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách “Trung Quốc +1” trong tương lai.
VDSC cũng đặt kỳ vọng việc giải ngân đầu tư công sẽ được thúc đẩy trong giai đoạn 2022-2025, từ đó ngành khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi.
"Tiêu điểm đầu tư công sẽ nằm ở các dự án cao tốc đường bộ, đặc biệt là cao tốc Bắc – Nam. Chúng tôi cho rằng các dự án cao tốc sẽ tăng tính kết nối liên vùng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành,tạo động lực tăng tỷ lệ lấp đầy cũng như giá thuê đối với các khu công nghiệp", chuyên gia của VDSC nhận định.
Trên thực tế, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là trọng tâm của đầu tư công với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 507 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam sẽ có 3,000km cao tốc đến cuối năm 2025 và sẽ có 5.000 km đường bộ cao tốc đên cuối năm 2030.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.