Vì sao nhà mạng mong chờ Mobile Money?

Ngô Minh - 11/05/2020 17:13 (GMT+7)

Trong khi thị trường viễn thông đang có dấu hiệu bão hòa, Mobile Money mở ra dư địa mới cho các nhà mạng tăng doanh thu và bước chân vào thị trường tài chính.

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money) đang được kỳ vọng sẽ là dư địa mới để các nhà mạng tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh thị trường viễn thông ngày càng bão hòa.

Viễn thông ngày càng khó kiếm tiền

Trong 5 năm trở lại đây, ngành viễn thông thế giới chỉ tăng trưởng trung bình khoảng 3%/năm. Mức doanh thu trung bình người dùng (ARPU) của viễn thông Việt Nam cũng liên tục trong nhóm thấp nhất châu Á trong 10 năm trở lại đây và liên tục giảm do cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà mạng.

Trong khi thị trường viễn thông đang có dấu hiệu bão hòa, Mobile Money ra đời mở ra dư địa hoàn toàn mới cho các nhà mạng tăng thêm doanh thu, bước chân vào thị trường tài chính.

Báo cáo mới nhất của Business Monitor International không thống kê cụ thể ARPU của viễn thông Việt Nam trong quý I/2020. Tuy nhiên, báo cáo khẳng định cạnh tranh giữa các nhà mạng và sự thống trị của hình thức thuê bao trả trước sẽ tiếp tục kéo ARPU của viễn thông Việt Nam xuống mức thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.

Doanh thu viễn thông truyền thống (thoại, sms) tại Việt Nam cũng đang liên tục đi xuống. Theo số liệu từ Cục Viễn thông, từ mức chiếm 41% vào năm 2014, doanh thu thoại và SMS chỉ còn chiếm 28,5% vào năm 2019, phần còn lại thuộc về Internet cố định, data di động, điện toán đám mây và các dịch vụ khác.

Trong khi doanh thu truyền thống sụt giảm, doanh thu từ data của các nhà mạng cũng đang tăng trưởng dưới kỳ vọng do cạnh tranh hạ giá thành. Tính riêng trong cơ cấu doanh thu dịch vụ di động tại thị trường Việt Nam, dịch vụ thoại và tin nhắn chiếm 76,6%, còn doanh thu từ data chỉ đạt 23,4%, thấp hơn mức trung bình thế giới, hiện là hơn 43%.

Theo thống kê từ Cable.co.uk dựa trên giá cước 1 GB data tại 230 quốc gia và vùng lãnh thổ cuối năm 2018, giá cước 4G tại Việt Nam rẻ thứ 20 trên thế giới, ở mức 1,31 USD/GB dữ liệu. Điều này khiến tham vọng gia tăng doanh thu từ data của nhà mạng gặp khó dù 4G tại Việt Nam đang ở giai đoạn cực thịnh.

Khó tăng thu ở cả viễn thông truyền thống và kinh doanh data, các nhà mạng đang liên tục tìm kiếm dư địa mới để phát triển. Không ngẫu nhiên khi vào năm 2019, cả 3 nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều đăng ký thêm một ngành nghề kinh doanh, đó là "trung gian thanh toán".

Nhà mạng muốn làm một phần việc của ngân hàng

Đây là động thái nhằm giúp 3 doanh nghiệp viễn thông dọn đường cho việc cung cấp dịch vụ Mobile Money khi được cấp phép cũng như mở ra dư địa mới cho các nhà mạng, đó là làm thay một phần việc của ngân hàng.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính tới cuối năm 2019, số người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng tại Việt Nam đã đạt đến 43 triệu, tương đương 63% người ở độ tuổi trưởng thành. Chỉ trong giai đoạn 2015-2019, số người trưởng thành có tài khoản ngân hàng đã tăng gấp đôi.

Với 130 triệu thuê bao di động, Mobile Money có thể giúp các nhà mạng thu về hàng nghìn tỷ mỗi năm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định ngành ngân hàng sẽ gặp khó trong việc tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng còn lại do số này phân bổ chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi các dịch vụ tài chính chưa thể vươn tới. Hiện Việt Nam có độ phủ viễn thông di động vào nhóm cao nhất thế giới khi số thuê bao gấp 1,3 lần dân số.

Thách thức với ngành ngân hàng lại đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông với việc thí điểm Mobile Money. Nếu dịch vụ này được các nhà mạng cung ứng, 130 triệu thuê bao di động sẽ có khả năng thanh toán và tiếp cận các dịch vụ tài chính như một tài khoản ngân hàng.

Theo ước tính, Mobile Money được coi là cơ hội mang lại cho các nhà mạng doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm. Doanh thu này vừa là dư địa mới, vừa bao gồm cả doanh thu thanh toán nhỏ của các ngân hàng.

Theo lãnh đạo một công ty triển khai Mobile Money thuộc một nhà mạng, chính ngân hàng cũng sẽ hưởng lợi từ việc nhà mạng làm trung gian thanh toán.

"Hiện nay không có một ngân hàng nào ở Việt Nam phục vụ những khoản thanh toán nhỏ lẻ, chi tiêu siêu nhỏ hàng ngày. Với năng lực về công nghệ, hạ tầng, con người, các nhà mạng sẽ đào tạo người dân quen với thanh toán điện tử, quen với món chi tiêu vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng hàng ngày và khi họ cần chi tiêu những món lớn hơn như mua điện thoại, TV, mua nhà mua xe, họ sẽ nghĩ đến ngân hàng", vị này khẳng định.

"Nếu được cấp phép dịch vụ Mobile Money thì chỉ 'qua 1 đêm' tất cả người dân sử dụng dịch vụ di động đều có thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt", vị này nói thêm.

Trước đó tại hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp ngày 9/5, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình Thủ tướng quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Song song đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Zing
Cùng chuyên mục
Chân dung những banker người Việt làm tổng giám đốc ngân hàng ngoại

Chân dung những banker người Việt làm tổng giám đốc ngân hàng ngoại

(VNF) - Bà Nguyễn Thúy Hạnh vừa được bổ nhiệm giữ chức tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. Trước đó, một số người Việt từng nắm giữ những vị trí cấp cao của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Giảm phát đeo bám Trung Quốc, tiếp tục bước vào vòng xoáy mới

Giảm phát đeo bám Trung Quốc, tiếp tục bước vào vòng xoáy mới

(VNF) - Tình trạng giảm phát đeo bám Trung Quốc kể từ năm ngoái hiện đang có dấu hiệu leo thang, làm xấu đi triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm dấy lên lời kêu gọi hành động chính sách ngay lập tức.

Bảo hiểm chi ngay hàng trăm tỷ bồi thường tổn thất do bão Yagi

Bảo hiểm chi ngay hàng trăm tỷ bồi thường tổn thất do bão Yagi

(VNF) - Trước những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra cho tài sản và con người, các DNBH đã nhanh chóng rà soát, cử giám định viên trực tiếp làm việc với khách hàng để thống kê và hướng dẫn thủ tục bồi thường. Dự kiến, sẽ chi hàng trăm tỷ đồng bồi thường, thậm chí nhiều hơn

Sabeco 'đốt' tiền cho ngôi vị số 1: Trăm tỷ thâu tóm DN, nghìn tỷ chạy quảng cáo

Sabeco 'đốt' tiền cho ngôi vị số 1: Trăm tỷ thâu tóm DN, nghìn tỷ chạy quảng cáo

(VNF) - Sabeco dự kiến phải trích hầu bao hơn 831 tỷ đồng cho thương vụ M&A Sabibeco, đồng thời gia tăng chi phí A&P trong nửa cuối năm để hỗ trợ sản phẩm mới.

'Nội soi' hầm trữ vàng của giới siêu giàu

'Nội soi' hầm trữ vàng của giới siêu giàu

(VNF) - Singapore vừa xuất hiện một kho lưu trữ khổng lồ có khả năng đáp ứng nhu cầu cất giấu tài sản, kim loại quý của giới siêu giàu trên thế giới.

Nhà xưởng LG Electronic, nhiều DN ngoại đổ sập, tan tành vì bão Yagi

Nhà xưởng LG Electronic, nhiều DN ngoại đổ sập, tan tành vì bão Yagi

(VNF) - LG Electronics, Công ty TNHH Công nghệ Global Wrapper Việt Nam, Công ty TNHH Chế tạo máy YUEDA, Công ty GreenWorks... bị ảnh hưởng nặng sau bão Yagi, nhà xưởng bị đổ sập, tan tành.

Nước sông Hồng dâng cao uy hiếp Hà Nội, dân trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng dâng cao uy hiếp Hà Nội, dân trắng đêm chạy lũ

(VNF) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần sông như quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm rơi vào tình trạng ngập úng.

Huyện ngoại thành Hà Nội đấu giá 110 lô đất, khởi điểm chỉ 3,5 triệu/m2

Huyện ngoại thành Hà Nội đấu giá 110 lô đất, khởi điểm chỉ 3,5 triệu/m2

(VNF) - Trong tháng 9 này, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức 3 phiên đấu giá với 133 lô đất trên địa bàn. Giá khởi điểm thấp nhất ở mức 3,58 triệu đồng/m2.

Lũ trên sông Cầu tại Thái Nguyên lập đỉnh, người dân xuyên đêm chạy lụt

Lũ trên sông Cầu tại Thái Nguyên lập đỉnh, người dân xuyên đêm chạy lụt

(VNF) - Dự báo lũ trên sông Cầu tiếp tục lên chậm dần và có khả năng đạt đỉnh. Cùng với đó, tối ngày 9/9 các lực lượng chức năng đã nỗ lực giải cứu người dân ra khỏi vùng lũ.

Xi măng Hữu Nghị phá sản: Nhà máy bỏ hoang, xuống cấp

Xi măng Hữu Nghị phá sản: Nhà máy bỏ hoang, xuống cấp

(VNF) - Ghi nhận thực tế, hiện tại nhiều hạng mục trong Nhà máy Xi măng Hữu Nghị đã bị bỏ không thời gian dài, khiến máy móc bị rỉ sét. Không ít khu vực bị cây dại mọc kín, lộ rõ dấu hiệu xuống cấp.