Vicem bác thông tin ‘bỏ quên’ hơn 1.000 tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa

Cẩm Thư - 06/09/2019 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) khẳng định việc nói Vicem bỏ quên hàng nghìn tỷ đồng khi định giá doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa là không chính xác.

VNF
Dây chuyền sản xuất xi măng Vicem.

Ngày 4 và 5/9/2019,  một số báo đăng bài phản ánh việc xác định Giá trị doanh nghiệp của Vicem khi cổ phần hóa còn thiếu, ‘bỏ quên’ hơn 1.000 tỷ đồng. Thông tin trên xuất phát từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ Xây dựng.

Vicem đã chính thức có văn bản phản hồi gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Xây dựng về vấn đề trên. Đồng thời, Vicem khẳng định không có chuyện “bỏ quên” hàng nghìn tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa.

Trong báo cáo kiểm toán về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Vicem, Kiểm toán Nhà nước xác định tổng giá trị phần vốn nhà nước tại Vicem tăng khoảng 1.169 tỷ đồng khi xác định lại giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.

Trước đó, ngày 18/3/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 509/BXD-KHTC gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị thực hiện kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vicem. Tại văn bản này, Bộ Xây dựng khẳng định giá trị doanh nghiệp của Vicem chưa tính đến lợi thế giá trị quyền khai thác các mỏ do chưa có hướng dẫn.

Vicem cho biết thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị này là lúc 0h ngày 1/10/2018. Đơn vị tư vấn của Vicem là công ty kiểm toán AASC đã xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần và pháp luật có liên quan.

Theo Vicem, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị quyền khai thác mỏ khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Do vậy, không thể nói rằng doanh nghiệp “quên tính” hay “để thiếu” hàng  nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hóa.

Giải thích thêm về các thông tin liên quan như phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, Vicem viện dẫn kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị là 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với số báo cáo do đơn vị tư vấn xác định.

Nguyên nhân được Vicem nêu ra là do Kiểm toán Nhà nước xác định lại tham số của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề theo tỷ trọng nợ/vốn chủ (D/E) trung bình 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (đơn vị tư vấn xác định D/E tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). Do đó, tỷ suất chiết khấu thấp hơn dẫn đến giá trị phần vốn nhà nước tăng lên.

Trong báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã nêu “Đơn vị tư vấn đã thực hiện theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính”. Cùng với đó, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu về vấn đề chênh lệch này như sau: “Hiện Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể việc tính toán chỉ tiêu này căn cứ trên dữ liệu bình quân 5 năm gần nhất hay tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.

Về việc Vicem góp vốn vào các công ty chưa niêm yết gồm: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Kiểm toán Nhà nước lưu ý về việc đơn vị tư vấn AASC mới chỉ căn cứ theo báo cáo tài chính của đơn vị nhận vốn góp (tức là theo giá trị sổ sách). Điều này có thể chưa đảm bảo xác định được giá trị thị trường của khoản đầu tư.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị đối với các khoản đầu tư này tiếp cận theo phương pháp thu nhập, ước tính giá trị theo dòng tiền dự báo trong tương lai. Trong khi đó, Vicem cho biết hiện nay, theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính không có hướng dẫn chi tiết phương pháp áp dụng đối với các tài sản phi hoạt động này.

Về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp, Vicem và các đơn vị có 3 cơ sở nhà, đất được nhà nước giao đất cần xác định giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126. Tại thời điểm công ty kiểm toán AASC xác định giá trị doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cũng nêu rõ, việc tạm tính giá trị quyền sử dụng đất của 3 cơ sở nhà, đất nêu trên vì địa phương chưa có ý kiến chính thức về giá đất. Đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.

Tuy nhiên, theo Vicem, đến thời điểm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, đã có 2/3 cơ sở nhà, đất được địa phương có ý kiến chính thức về giá đất làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã cập nhật và tính vào giá trị doanh nghiệp và hiện chỉ còn 1 cơ sở nhà, đất mà Bộ Xây dựng và Vicem đang tiếp tục làm việc với địa phương để có ý kiến chính thức về giá đất.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.