'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bloomberg cho biết các quốc gia châu Á đang có cái nhìn khác về LNG, trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã khiến LNG được các quốc gia săn đón, các chuyến hàng LNG trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn bao giờ hết.
Việc nhập khẩu LNG sẽ giúp Việt Nam hạn chế sự phụ thuộc vào than đá, loại nhiên liệu chiếm gần một nửa cơ cấu năng lượng trong năm 2021 của quốc gia này. Đồng thời, LNG cũng sẽ giúp giảm lượng khí thải, thúc đẩy nhanh mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Nikkei Asia nhận định cùng với Philippines, Việt Nam đang “hâm nóng” nhu cầu LNG tại khu vực Đông Nam Á. Trang tin này cũng đưa tin về chuyến tàu chở LNG được mua bởi PetroVietnam Gas cập bến kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Con tàu có khối lượng gần 70.000 tấn LNG được nhập khẩu từ cảng Bontang, Indonesia. Sau chuyến tàu đầu tiên này, sẽ có 15 chuyến tàu LNG nữa cập bến kho cảng Thị Vải.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, (Quy hoạch điện VIII), Việt Nam đặt mục tiêu LNG sẽ tạo ra tương đương với 20 gigawatt điện vào năm 2030, bắt đầu từ mức 0% như hiện nay, tờ Nikkei Asia cho biết. Con số này tương đương với gần 15% sản lượng điện của quốc gia, cung cấp điện cho 20 triệu hộ gia đình, giúp giảm tải cho hệ thống điện quốc gia.
Theo Energy Intelligence, Quy hoạch điện VIII là tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư bởi nó mang lại sự chắc chắn hơn cho các dự án đang trong tình trạng lấp lửng trong những năm qua.
Giles Cooper, đại diện của Chi nhánh Allens tại Việt Nam, nhận định Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng cách tiếp cận linh hoạt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tùy thuộc vào công nghệ và hoàn cảnh.
Hãng tin Sputnik của Nga cũng tỏ ra lạc quan trước sự phát triển của ngành công nghiệp điện khí LNG của Việt Nam khi nó “có nhiều triển vọng trong tương lai”.
Với mục tiêu đạt hơn 20 gigawatt điện khí LNG vào năm 2030 đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp khí LNG. “Việt Nam đã chính thức hòa mình vào xu hướng LNG của thế giới”, hãng tin này nhận định.
Song song với đó, kế hoạch LNG của Việt Nam còn mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư, sản xuất và các công ty trong ngành cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế.
Các tập đoàn quốc tế như NOVATEK, nhà sản xuất và xuất khẩu khí LNG hàng đầu của Nga hay ExxonMobil, một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới đều đang quan tâm đến các dự án điện khí tại Việt Nam.
Các công ty cung cấp LNG khác như AES có trụ sở tại Mỹ hay Marubeni của Nhật Bản cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình nhập khẩu LNG của Việt Nam để có thể đưa ra các cuộc đàm phán trong tương lai.
Tuy nhiên, tham vọng LNG của Việt Nam cũng đang vấp phải khó khăn trong việc tìm nguồn cung LNG. Theo Reuters, sự chậm trễ và không chắc chắn khiến Việt Nam khó có thể đảm bảo nguồn cung LNG dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu LNG đang tăng mạnh ở nhiều khu vực như Trung Quốc, Nam và Đông Nam Á.
Nếu không có nguồn cung LNG dài hạn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng giá bán LNG không ổn định, có thể đắt đỏ hơn nhiều so với giá thị trường.
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường LNG, Việt Nam cũng cần phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như xây dựng hạ tầng kho cảng LNG mới theo tiêu chuẩn quốc tế hay bổ sung các đội tàu, xe chuyên dụng cho vận chuyển LNG,…
Bên cạnh đó, theo Energy Intelligence, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các dự án LNG đang tìm kiếm khung pháp lý và quy định ổn định cũng như một mô hình phân bổ rủi ro thỏa đáng giữa khu vực tư nhân và chính phủ. Do đó, việc cải cách quy định nhanh chóng, phù hợp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của ngành LNG, đáp ứng được tham vọng năng lượng của Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.