'Việt Nam cần nghiên cứu nghiêm túc về tiền kỹ thuật số'
(VNF) - Đây là đề xuất của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV khi nói về xu hướng phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ.
Theo TS Cấn Văn Lực, Việt Nam sớm nghiên cứu về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành, trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực như Campuchia và Trung Quốc đã triển khai loại tiền tệ này. Việt Nam cần nghiên cứu nghiêm túc về hướng tiếp cận phù hợp về tiền kỹ thuật số'
Đánh giá về ngành tài chính ngân hàng trong năm 2024, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhấn mạnh sự tiến bộ trong chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Việc tự động hóa quy trình nghiệp vụ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm, dịch vụ số mới mẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong kỷ nguyên số.
Năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận bước đột phá trong hoạt động thanh toán khi các ngân hàng Việt Nam lần đầu cho phép khách hàng sử dụng mã QR để giao dịch tại Lào, Campuchia và Thái Lan, thay thế các phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt và thẻ. Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng số qua các kênh QR code, mobile banking và Internet banking đều ấn tượng về số lượng và giá trị giao dịch.
Khung pháp lý cũng đã có nhiều bước tiến. Luật Các tổ chức tín dụng mới cởi mở hơn, chính thức cho phép hoạt động cho vay trực tuyến (online lending), vốn được dự báo sẽ bùng nổ nhờ tăng trưởng gần 50%, phần lớn do xuất phát điểm thấp khi mới được luật hóa. Ngoài ra, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang được thúc đẩy để sớm vận hành.
TS. Cấn Văn Lực dự báo ngành ngân hàng năm 2025 sẽ ít khó khăn hơn, phát triển tốt hơn về quy mô, tốc độ và tính hiệu quả so với năm 2024. Hoạt động chuyển đổi số và phát triển ngân hàng xanh đều được đánh giá tích cực. Sự hoàn thiện của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ hỗ trợ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ an toàn hơn.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn đối mặt với hai thách thức chính: nguy cơ gia tăng nợ xấu và chất lượng tín dụng suy giảm (một phần do ảnh hưởng của bão Yagi) và rủi ro an ninh mạng, dữ liệu. Mặc dù Quốc hội mới đây đã thông qua Luật Dữ liệu, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nguy cơ tấn công mạng vẫn rất lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán, vốn đã chứng kiến những vụ việc tấn công trong năm qua.
Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh vai trò quan trọng của các công ty Fintech. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 176 công ty Fintech hoạt động, hội tụ đông đủ các "anh tài", trong đó có 50 công ty chuyên về thanh toán. Tuy nhiên, các hoạt động của Fintech chỉ tập trung chủ yếu ở 10-15 công lớn do thiếu khung pháp lý, khiến một số công ty hoạt động chui.
Sau nhiều năm phát triển, TS Lực đánh giá hoạt động Fintech đang thoái trào tại Việt Nam. Nhiều nhân sự tại các Fintech đã chuyển sang các ngân hàng truyền thống.
Dẫu vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech vẫn điều là cần thiết, dù ngành này thoái trào hay phục hồi. Ngoài lĩnh vực ngân hàng, cơ chế kiểm soát trong hoạt động Fintech có thể được nhân rộng cho các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và quản lý quỹ.
'Quy định về tiền số ở Việt Nam gần như bằng 0'
- Bỏ ngỏ quản lý dòng tiền số khổng lồ 09/06/2024 10:16
- Thái Lan phát tiền số cho dân, hiệu ứng nào lan đến Việt Nam? 27/10/2023 09:26
- Thúc đẩy tài chính toàn diện với tiền số quốc gia 31/05/2023 11:22
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.