Bỏ ngỏ quản lý dòng tiền số khổng lồ

Minh Chiến - 09/06/2024 10:16 (GMT+7)

(VNF) - Việc xây dựng khung pháp lý về tài sản số sẽ phải hoàn thành trong tháng 5-2025; từ nay đến đó, dòng tiền này vẫn chưa được quản lý.

Theo số liệu vừa được hãng Chainalysis (Mỹ) công bố, tổng tài sản mã hóa vào Việt Nam từ tháng 7-2022 đến 7-2023 là 120 tỉ USD, gấp khoảng 5 lần vốn đầu tư nước ngoài mà nước ta thu hút được trong cùng thời gian. Đáng chú ý, trên 20 triệu người dân Việt Nam có sở hữu tài sản ảo với tổng lợi nhuận khoảng 1,2 tỉ USD - đứng thứ ba toàn cầu.

Bỏ lỡ cơ hội lớn

Nhìn nhận về những con số khổng lồ nêu trên, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng cần có thống kê mang tính tin cậy từ một cơ quan hoặc tổ chức trong nước để có thể hình dung được đầy đủ bức tranh thị trường tài sản mã hóa của Việt Nam. Tuy vậy, có thể sơ bộ nhận định tiềm năng của thị trường tài sản mã hóa là rất lớn, nếu không kịp thời quản lý sẽ gây thất thu thuế, bỏ lỡ dòng vốn đầu tư mới bổ sung cho nền kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan hoạt động rửa tiền.

"Ngay từ năm 2017, chúng ta đã đặt vấn đề quản lý lĩnh vực tài sản ảo nhưng đến nay vẫn chưa ban hành khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động liên quan. Trong khi đó, giao dịch tiền mã hóa đang tăng trưởng nhanh mỗi ngày cùng với sự tiến bộ của công nghệ. Cần nhanh chóng rà soát toàn diện về tài sản số, trong đó đánh giá rõ tiềm năng, cơ hội cũng như các rủi ro để có cách ứng phó phù hợp" - TS Lê Đăng Doanh đề nghị.

Nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý đối với tiền số đang được các bộ, ngành triển khai theo Quyết định 194/2024 của Thủ tướng về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thời hạn hoàn thành là tháng 5-2025.

Theo luật sư Bùi Anh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chỉ còn 1 năm để xây dựng khung pháp lý quan trọng này nên các cơ quan được giao nhiệm vụ cần gấp rút nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý.

Việc mua bán tiền số hiện nay diễn ra phổ biến thông qua các sàn giao dịch trực tuyến. Ảnh: MINH CHIẾN

"Nên tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế để hình thành các quy định phù hợp với tình hình của Việt Nam, qua đó vừa giúp tối ưu nguồn thu thuế, bảo vệ người dùng vừa đạt được mục tiêu được đặt ra tại Quyết định 194/2024. Có ý kiến còn băn khoăn về cấm hoàn toàn hay quản lý đối với tài sản mã hóa song theo tôi, nếu cấm thì chúng ta sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư trong dòng chảy mạnh mẽ của công nghệ" - luật sư Tuấn nêu quan điểm.

Cập nhật tiến độ thực hiện Quyết định 194/2024, bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho hay NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, trong đó có những đánh giá về tiền số, tài sản số. Kết quả đánh giá này đã được các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng.

Một số đồng tiền số được giao dịch phổ biến hiện nay trên thế giới. Ảnh AI: HOÀI DƯƠNG

Điều chỉnh hướng tiếp cận

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giao dịch tiền mã hóa ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam, việc giao dịch, mua bán các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum... được thực hiện khá dễ dàng thông qua các sàn cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến. Thực tiễn đòi hỏi cần sớm có chính sách hoàn chỉnh, dù đây là bài toán khó, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, lĩnh vực.

"Quyết định 194/2024 tập trung vào hai nội dung ưu tiên là chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tiêu chuẩn đối với đơn vị cung cấp tài sản số. Trong khi đó, 2 tiêu chuẩn quan trọng để hình thành hành lang pháp lý hoàn chỉnh là chính sách thuế đối với tài sản mã hóa và bảo vệ người dùng thì chưa được quan tâm thỏa đáng" - ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), chỉ rõ.

Theo ông Trung, do thiếu khung khổ pháp lý nên thực tế ở Việt Nam đã phát sinh một số vụ việc liên quan giao dịch tiền số. Điển hình là vụ một người "chơi" Bitcoin phát sinh nguồn thu nhập, bị cơ quan thuế truy thu 2,6 tỉ đồng thuế GTGT và thu nhập cá nhân. Người này sau đó kiện ra tòa và thắng kiện do tiền số chưa được pháp luật điều chỉnh.

Chưa kể, rủi ro liên quan giao dịch tiền số hiện nay rất lớn. Ông Phan Đức Trung cho hay có tình trạng một số đơn vị thường xuyên tổ chức những hội thảo kín về tài sản mã hóa, lợi dụng hình ảnh của các tổ chức uy tín nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân. Nhiều người dùng phản ánh tới VBA việc họ bị lừa đảo thông qua việc nạp, gửi tiền lên các nền tảng sàn giao dịch, ví tiền số không rõ thông tin như Mexc, BingX, Gate.io... Trong khi đó, việc truy vết hỗ trợ người dùng lại gặp khó bởi hầu hết các sàn đều có máy chủ ở nước ngoài hoặc từ chối làm việc với VBA. Đơn cử, một vụ tranh chấp 100.000 USDT (loại tiền kỹ thuật số) giữa người dùng với sàn Mexc đến nay vẫn rơi vào bế tắc.

Liên quan hướng tiếp cận khi xây dựng pháp lý cho tài sản mã hóa, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp), cho hay các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau về điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này. Trong đó, chủ yếu tập trung quản lý sự lưu thông, giao dịch của tài sản mã hóa. Ngay tại Mỹ, quốc gia này đang áp dụng pháp luật hiện hành để quản lý, xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, song song với đó là nghiên cứu khung pháp lý mới. "Trong các báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tư pháp đã cảnh báo các nguy cơ liên quan tiền số và thể hiện quan điểm không cấm, mà cần xây dựng khung pháp lý để quản lý, điều chỉnh đối với loại tài sản này" - ông Cao Đăng Vinh khẳng định.

Giải bài toán vốn cho nền kinh tế

Ông Trần Việt Hùng - nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cố vấn cấp cao VBA - cho rằng việc sớm ban hành khung pháp lý sẽ giúp chuyển hóa giá trị của tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo từ khu vực kinh tế ngầm sang nền kinh tế chính thức. Từ đó, không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người dùng mà còn có thể giúp giải bài toán về vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh các kênh huy động vốn như chứng khoán, ngân hàng, trái phiếu... đều đang gặp khó khăn.

"Hy vọng sau một năm nữa, khi nhắc về tài sản số và các loại hình tài sản ứng dụng công nghệ blockchain, chúng ta không chỉ nói về kinh tế ngầm, về giá Bitcoin tăng, mà sẽ nói về việc loại tài sản này và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đóng góp được bao nhiêu vốn trong nền kinh tế" - ông Hùng đặt vấn đề.

Theo Người Lao Động
Cảnh báo đổ vỡ: Bitcoin lao dốc,  thị trường tiền số 'đỏ lửa'

Cảnh báo đổ vỡ: Bitcoin lao dốc, thị trường tiền số 'đỏ lửa'

Tài chính quốc tế
(VNF) - Tâm lý e ngại rủi ro khiến thị trường tiền số lao dốc mạnh. Giá Bitcoin từ mức 71.000 USD đã lao xuống vùng giá 63.000 USD. Nhiều đồng tiền số khác mất 20-30% giá trị chỉ trong một ngày.
Thái Lan phát tiền số cho dân, hiệu ứng nào lan đến Việt Nam?

Thái Lan phát tiền số cho dân, hiệu ứng nào lan đến Việt Nam?

Tài chính
(VNF) - Theo chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam sẽ có cơ hội đổi mới và ứng dụng công nghệ tiền kỹ thuật số mạnh mẽ hơn sau khi chứng kiến thành công của Thái Lan.
Thêm sàn tiền số bị SEC kiện, thị trường tiền điện tử vẫn 'vững vàng'?

Thêm sàn tiền số bị SEC kiện, thị trường tiền điện tử vẫn 'vững vàng'?

Tài chính quốc tế
(VNF) - Ngày 6/6, Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã kiện sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase, cáo buộc rằng sàn giao dịch chưa hoạt động mà đăng ký, đồng thời yêu cầu công ty “bị cấm vĩnh viễn” nếu tiếp tục làm như vậy. Đây là đơn kiện thứ 2 liên tiếp trong tuần này của SEC với các sàn giao dịch tiền số.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.