'Việt Nam, hành trình vươn tới 1 trong 32 nền kinh tế hàng đầu thế giới'
(VNF) - Sau 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam từ một đất nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị bao vây, cấm vận, đã vững vàng trở thành một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việt Nam có quy mô nền kinh tế gần 500 tỷ USD
Cục Thống kê cho thấy, quy mô GDP (tổng sản phẩm trong nước) năm 1990 của Việt Nam chỉ đạt 41.955 tỷ đồng và vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào năm 1992 (đạt 110.532 tỷ đồng). Đáng chú ý, đến năm 2006, GDP đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì ổn định qua các năm, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đến năm 2023, quy mô GDP của Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đạt 10,32 triệu tỷ đồng. Như vậy, sau 33 năm (từ 1990-2023), GDP của nước ta tăng gấp gần 246 lần.

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 7,09% GDP (vượt mức mục tiêu đề ra là 6 - 6,5% GDP), thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã có quy mô nền kinh tế gần 500 tỷ USD, tăng gần 100 lần so với năm 1986, đứng thứ tư Đông Nam Á và thứ 34 thế giới; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỉ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.
Tương tự, tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế năm 1990 dừng ở con số 39.284 tỷ đồng, sau đó tăng lên 106.757 tỷ đồng vào năm 1992.
Năm 2006, tổng thu nhập quốc gia của nước ta đạt gần 1,04 triệu tỷ đồng, tăng gấp 26,4 lần so với năm 1990.
Đến năm 2023, thống kê sơ bộ cho thấy, tổng thu nhập quốc gia sắp chạm mốc 10 triệu tỷ đồng, khi đạt gần 9,79 triệu tỷ đồng. So với năm 1990, tổng thu nhập quốc gia năm 2023 đã tăng 249 lần.
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của nước ta đạt 4.323 USD/người/năm.
Mức thu nhập này cao gấp 50 lần so với 86 USD/người/năm vào năm 1988, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế và gấp hơn 4 lần so với mức 1.000 USD/người vào năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Những năm qua, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ở nước ta cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Từ 295.000 đồng/người/tháng năm 1999 đã tăng lên gần 1,39 triệu đồng/người vào năm 2008, sau đó chạm mốc 2 triệu đồng/người. Đến 2023, thu nhập bình quân đầu người đã tiệm cận mức 5 triệu đồng/người, tăng gấp gần 17 lần so với năm 1999.
Hiện nay, Việt Nam có mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và các nền kinh tế. Từ nước chịu tổn thương sâu sắc từ chiến tranh, Việt Nam đã chủ động gia nhập và tham gia hơn 17 hiệp định thương mại tự do song phương đa phương lớn thế giới như WTO, CPTPP, FTA Việt Nam - EU, Cộng đồng AC - AEC, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Trải qua hàng chục năm định hình, phát triển, Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp lớn, tạo dựng được thương hiệu, tên tuổi trong nước, khu vực và từng bước tiến ra thế giới, khẳng định được tên tuổi như Vingroup - Vinfast, Viettel, FPT, Vinamilk, PVN, TH True milk…
Thống kê từ báo cáo The Wealth Report 2025 của Knight Frank (Vương quốc Anh), Việt Nam hiện có khoảng 5.459 cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD, chiếm 0,2% tổng số triệu phú trên toàn thế giới.
Sức vươn lên của nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ
Theo PGS, TS Trần Hoàng Ngân, sức vươn lên của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh dù chúng ta gặp không ít khó khăn thách thức. Đó là quy mô GDP ngày càng lớn, xuất khẩu đem lại giá trị cao, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện và nền kinh tế kết nối hội nhập nhanh với toàn cầu.

Tương tự, PGS.TS Vũ Minh Khương, Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cũng tự tin khẳng định sau 50 năm Đổi mới Việt Nam vươn lên thành một quốc gia có vị thế cao không chỉ về tiềm năng mà còn về "thế năng và động năng".
Thế năng thể hiện vị thế của ta trong giao dịch với các nền kinh tế lớn; Động năng cho thấy lực hấp dẫn của ta với các nhà đầu tư nước ngoài và nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt.
Sự chú trọng vào phát triển ngành chế tạo và nắm bắt công nghệ số trong những thập kỷ đổi mới vừa qua đã giúp Việt Nam từ mức rất thấp kém hơn rất nhiều so với các nước Đông Nam Á tương đồng trong những năm đầu của đổi mới, nay vượt Indonesia, Philippines và tiệm cận với Thái Lan về các chỉ số như giá trị gia tăng và xuất khẩu trên đầu người của ngành chế tạo, mức độ phổ cập và tốc độ truyền Internet.
Sự ấn tượng ở tâm thế mới của quốc gia: Người Việt Nam - từ lãnh đạo đến người dân - đã trở nên rộng mở, tự tin và đầy khát vọng về một Việt Nam hùng cường.
Bộ máy trở nên tinh gọn và quyết đoán: Việc sáp nhập tỉnh thành và cải tổ bộ máy công quyền, tạo bước tiến vượt bậc về không gian và tầm nhìn cho công cuộc phát triển trong thời gian tới.
Thành tựu lớn là như vậy, song các chuyên gia cũng thẳng thắn thừa nhận kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn, khiếm khuyết.
Theo ông Ngân, hiện nay nền kinh tế vẫn còn tính phân mảnh do hạn chế về địa giới hành chính, thiếu cơ sở vật chất cần thiết (giao thông, logictics, điện, thủ tục hành chính, thiếu khoa học công nghệ) và đặc biệt khu vực doanh nghiệp tư nhân còn rất nhiều khó khăn.
“Nhiều năm qua, TP. HCM luôn đứng với vai trò là đầu tàu kinh tế đất nước, song động lực phát triển của kinh tế thành phố đã tới hạn, cần tìm mới các động lực khác, chuyển đổi sang phát triển dịch vụ cao, dịch vụ tài chính, đó cũng là lý do mà TP. HCM được chọn là nơi xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế”, ông Ngân cho hay.
Để vượt qua các thách thức nêu trên, GS Vũ Minh Khương cho rằng cần hoàn chỉnh chỉnh thể đột phá gồm năm thành phần.
Thứ nhất, thiết lập một tầm nhìn rõ ràng và thôi thúc về tương lai - năm 2045. Tầm nhìn này cần được cụ thể hóa ở các phương diện như nền tảng quản trị, thiết chế quản lý, cùng các chỉ số cốt lõi của phát triển: năng suất lao động, mức độ hiện đại hóa đô thị và các ngành công nghiệp, cũng như vị thế toàn cầu trong đổi mới sáng tạo và các chuỗi giá trị.
Thứ hai, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu sắc, toàn diện và chủ động. Hội nhập không chỉ dừng ở thu hút FDI để tạo việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu như các giai đoạn trước, mà còn đặc biệt nhấn mạnh đến việc học hỏi tinh hoa quốc tế.
Thứ ba, cải cách thể chế và xây dựng một bộ máy công quyền ưu tú, đáp ứng hiệu quả yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới.
Trong nội dung này, cần đặc biệt chuyển mạnh mô hình "quản lý" nặng về quy định thủ tục sang "quản trị", hướng về mục tiêu đi nhanh tới tầm nhìn tương lai, kiến tạo giá trị, tổng lực vươn lên.
Thứ tư, đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng năng lượng, giao thông, logistics, các tuyến huyết mạch và hạ tầng số.
Thứ năm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới sáng tạo và quá trình nâng cấp nhanh chóng của nền kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hướng tới tương lai
- 'Vừa đánh vừa đàm': Tư duy chiến lược mở đường cho hòa bình và thống nhất 30/04/2025 09:00
- Thương hiệu Việt Nam: Câu chuyện về một dân tộc vươn mình 30/04/2025 08:59
- TP.HCM nỗ lực vươn mình nắm bắt tương lai 30/04/2025 07:00
Cú trượt dài của sầu riêng: Chuyên nghiệp hóa để trụ lại lâu dài hoặc bị đào thải
(VNF) - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025, mất tới 33% kim ngạch – tương đương gần 400 triệu USD. Đằng sau cú trượt ấy là hàng loạt lô sầu riêng bị trả về vì chứa dư lượng cadmium và chất vàng O – các chất nằm trong danh mục cấm của Bắc Kinh. Vụ việc không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi về năng lực kiểm soát chất lượng từ nông trại đến cửa khẩu.
Phí tuân thủ hành chính 120.000 tỷ/năm, Thủ tướng yêu cầu giảm
(VNF) - Tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC) hàng năm là hơn 120 nghìn tỷ đồng/năm. Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC.
10.400 cán bộ Bộ Tài chính nghỉ hưu sớm, chi 11.400 tỷ đồng hỗ trợ
(VNF) - Chính phủ bổ sung gần 15.000 tỷ đồng ngân sách để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho hơn 13.000 cán bộ, trong đó Bộ Tài chính nhận hơn 11.400 tỷ đồng cho hơn 10.400 người nghỉ hưu sớm.
Đi du lịch tàu hỏa thẳng từ Hà Nội đến Bắc Kinh
Từ ngày 27/5, ngành đường sắt Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến ga Bắc Kinh (Trung Quốc) và ngược lại.
Bất động sản Đông Á bị cưỡng chế thuế 227 tỷ đồng
(VNF) - Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á vừa bị cơ quan chức năng áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của và cưỡng chế số tiền lên tới 277 tỷ đồng.
Cán cân thương mại đảo chiều: Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng
(VNF) - Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 5/2025, Việt Nam thâm hụt thương mại tới 2,32 tỷ USD. Xuất khẩu giảm trong khi đó nhập khẩu tăng.
Bắc Bling đạt 200 triệu view: 'Thương vụ nghệ thuật' giúp Hòa Minzy bội thu
(VNF) - Sau 81 ngày phát hành, MV Bắc Bling của Hòa Minzy chính thức vượt mốc 200 triệu lượt xem trên YouTube nhanh nhất lịch sử nhạc Việt. Thành tích ấn tượng này được cho là đã mang về cho nữ ca sĩ gốc Bắc Ninh hàng tỷ đồng. Nhưng những gì Hòa Minzy nhận được còn nhiều hơn thế.
Việt - Mỹ lên lịch đàm phán thuế quan lần 3 vào đầu tháng 6/2025
(VNF) - Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau. Phiên đàm phán tiếp theo dự kiến vào đầu tháng 6.
Đại biểu Quốc hội hối thúc sớm đánh thuế đất bỏ hoang
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho, rằng với diện tích đất hoang hóa lớn như hiện nay, cần đánh thuế để tiết kiệm đất đai, tăng thu cho ngân sách.
Hà Nội: Khởi tố Bí thư phường Hoàng Liệt vì nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng
(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt, bị cáo buộc liên tục nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng để bỏ qua các vi phạm trật tự đô thị, trong đó có bãi xe 4.000 m2 hoạt động không phép.
Bài dự thi Đánh thức những miền đất: Sức sống mạnh mẽ trên vùng đất Ninh Thuận nắng gió
(VNF) - Hai tác phẩm "Thức giấc trên vùng nắng gió" và "Hương vị của nắng" của tác giả Tô Công Vinh khắc họa sinh động hành trình hồi sinh mạnh mẽ của vùng đất Ninh Thuận – nơi từng được biết đến với khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn và nhiễm mặn.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
(VNF) - Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
PowerChina muốn tham gia dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 8,3 tỷ USD
(VNF) - Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) muốn được hợp tác cùng 4 doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển khai tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Nhà báo Đinh Văn Tịnh được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhịp sống Thị trường
(VNF) - Ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Hội Thẩm định giá Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Đinh Văn Tịnh giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường.
Bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ mới diễn ra sớm vào 15/3/2026
(VNF) - Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời ấn định ngày bầu cử khóa mới là 15/3/2026 sớm hơn thông lệ gần ba tháng.
Thông tin mới nhất về tuyến đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc
(VNF) - Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài gần 419 km, tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.
Thủ tướng nói gì về đề xuất xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của VinSpeed?
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Vinspeed và báo cáo cấp có thẩm quyền.
ĐBQH: Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ sẽ ‘hy sinh đời bố củng cố đời con’
(VNF) - Đại biểu Phạm Văn Hoà cảnh báo việc bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ có thể làm suy yếu sức răn đe, dẫn đến tình trạng người phạm tội chỉ cần nộp lại tài sản để thoát án tạo ra hệ lụy “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: 'Nhiều DN phát hành trái phiếu rất lớn rồi vỡ nợ'
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp lợi dụng phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động số tiền rất lớn rồi vỡ nợ, cuối cùng Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Thủ tướng đồng ý lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
(VNF) - Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways của Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế nhưng hoạt động ở 2 thành phố
(VNF) - Việt Nam định hướng sẽ phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhưng hoạt động ở 2 thành phố là Đà Nẵng và TP. HCM.
Thủ tướng yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
ĐBQH đề xuất người từ 16 tuổi được góp vốn lập doanh nghiệp
(VNF) - Đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị cá nhân từ 16 tuổi trở lên được góp vốn lập doanh nghiệp thay vì đủ 18 tuổi như hiện hành.
Đề xuất trao quyền NHNN cho vay đặc biệt 0%, không tài sản bảo đảm
(VNF) - Quyền quyết định cho vay không tài sản, lãi suất đặc biệt 0%/năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Tán thành giao chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu
(VNF) - Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cơ bản nhất trí cơ chế đặc thù về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
Cú trượt dài của sầu riêng: Chuyên nghiệp hóa để trụ lại lâu dài hoặc bị đào thải
(VNF) - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025, mất tới 33% kim ngạch – tương đương gần 400 triệu USD. Đằng sau cú trượt ấy là hàng loạt lô sầu riêng bị trả về vì chứa dư lượng cadmium và chất vàng O – các chất nằm trong danh mục cấm của Bắc Kinh. Vụ việc không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi về năng lực kiểm soát chất lượng từ nông trại đến cửa khẩu.
Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.