'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo EY, trong năm 2018 Việt Nam có 5 đợt IPO, huy động 2,6 tỷ USD. Các thương vụ IPO lớn diễn ra sau khi chính phủ Việt Nam thúc đẩy tư nhân hóa, động thái đã được kỳ vọng từ lâu.
Trong khi đó, Singapore - một cửa ngõ tài chính quốc tế lớn kết thúc năm 2018 với 13 đợt IPO, huy động khoảng 500 triệu USD, xếp thứ 4 Đông Nam Á, sau Thái Lan và Indonesia.
Theo các chuyên gia, việc Singapore tụt hạng không liên quan nhiều đến sự trỗi dậy của Việt Nam. Singapore có một nền kinh tế mở. Điều này đồng nghĩa nước này dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các diễn biến trên thế giới và có nhiều lý do khiến các công ty hoãn kế hoạch niêm yết trong năm 2018.
“Trong nửa sau năm 2018, chiến tranh thương mại, căng thẳng chính trị và các biến động trên thị trường đã ảnh hưởng đến tâm lý chung trong nền kinh tế, khiến một số thương vụ IPO bị tạm hoãn”, Tay Hwee Ling, trưởng bộ phận dịch vụ chào bán và Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), Deloitte Đông Nam Á và Singapore, cho biết.
Trong thời gian sắp tới, chính phủ Việt Nam còn chào bán cổ phần tại nhiều công ty hơn nữa. Vì vậy, Việt Nam rất có thể sẽ giữ vững vị trí số 1 về IPO ở Đông Nam Á, ít nhất là đến năm 2021, các chuyên gia của Baker McKenzie và Oxford Economics nhận định. Singapore và Thái Lan lần lượt ở các vị trí tiếp theo.
Sự trỗi dậy của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác ở Đông Nam Á có thể làm tăng sự cạnh tranh IPO giữa các sàn chứng khoán trong khu vực, Tham Tuck Seng, trưởng bộ phận thị trường vốn tại PwC Singapore, nói. Điều này gia tăng áp lực lên Singapore, buộc nước này phải khác biệt hơn nữa để có thể nổi bật hơn.
Trước đó, vào tháng 11, StraitsTimes, nhật báo hàng đầu của Singapore nhận định Việt Nam có thể ‘soán ngôi’ Singapore trong thu hút nhà đầu tư: "Singapore từ lâu thống trị thị trường đầu tư mạo hiểm và thị trường đầu tư tư nhân tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những người chơi mới đang nổi lên có thể sẽ soán ngôi của Singapore. Việt Nam và Indonesia là hai đối thủ tiềm năng nhất".
StraitsTimes dẫn kết quả nghiên cứu của Bain & Company cho thấy khoảng 90% các nhà đầu tư cho biết Việt Nam và Indonesia sẽ là thị trường Đông Nam Á nóng nhất trong 12 tháng tới.
"Việt Nam và Indonesia đã tạo ra 20% giá trị các hợp đồng cổ phần tư nhân khu vực trong 5 năm qua, tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng", ông Bain (tác giả nghiên cứu trên) nói.
Nghiên cứu của Bain & Company cũng dự đoán rằng sẽ có ít nhất 10 công ty kỳ lân xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2024 – những công ty khởi nghiệp nhanh chóng đạt được giá trị thị trường từ 1 tỷ USD trở lên.
Các nhà đầu tư đang hướng mục tiêu mới về khu vực Đông Nam Á. Khu vực này thu hút các nhà đầu tư bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô tăng trưởng mạnh mẽ, cơ hội đầu tư vào các thị trường mới nổi và một thị trường thứ cấp sâu hơn cho các giao dịch ở nhiều quy mô. Các công ty công nghệ đã thu hút phần lớn nguồn vốn mới, số lượng thương vụ năm 2017 tăng 40% so với năm 2014.
Kể từ năm 2012, 10 kỳ lân, trong đó có Grab, Go-Jek và Traveloka, đã tạo ra một giá trị thị trường 34 tỷ USD, đưa khu vực Đông Nam Á lên vị trí thứ ba trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nhà đầu tư hiện có mối quan tâm đặc biệt với lĩnh vực công nghệ đang phát triển tại Đông Nam Á và các ngành công nghiệp dựa trên tiêu dùng khác.
Các tác giả của báo cáo trên đều mong đợi công nghệ sẽ đóng góp từ 20 đến 40% giá trị các thương vụ trong 5 năm tới, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ tài chính.
Họ nói thêm rằng các nhà đầu tư quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và giáo duc, “các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, nhưng đang manh mún”. Bain Suvir Varma và Albex Bulton dự báo đầu tư vào 2 ngành này sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.