'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dữ liệu được công bố ngày 26/6 của Hiệp hội Mỹ phẩm Hàn Quốc, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch xuất khẩu 187,5 triệu USD.
Xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu khác.
Với kim ngạch xuất khẩu 425,12 triệu USD, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Mỹ tăng trưởng cao thứ hai (25,7%), trong khi xuất khẩu sang Hong Kong đạt 23,8 triệu USD, tăng 16,7%.
Trong khi đó, Trung Quốc, điểm đến xuất khẩu mỹ phẩm lớn nhất của Hàn Quốc với trị giá 1,2 tỷ USD, đã giảm 25,7%. Xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc sang Nhật Bản cũng giảm 5,3% xuống còn 323,9 triệu USD.
Ngoài ra, còn nhiều dữ liệu bổ sung cho thấy hoạt động của K-beauty (thuật ngữ chỉ các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có nguồn gốc tại Hàn Quốc) tại Việt Nam đang ngày càng thu được những thành tựu đáng nể.
Theo đó, số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy Hàn Quốc có thị phần lớn nhất trên thị trường mỹ phẩm nhập khẩu của Việt Nam (30%), tiếp theo là Liên minh châu Âu (23%), Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%). Hiện nay, 90% mỹ phẩm tiêu thụ trên thị trường làm đẹp Việt Nam là của các thương hiệu nước ngoài.
Theo một cuộc khảo sát do Cơ quan Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc thực hiện đối với những người được hỏi từ 15 - 59 tuổi tại Việt Nam, 91,2% trả lời rằng họ đã mua ít nhất một sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc trong năm qua. Khoảng 68,8% trả lời rằng họ thường xuyên mua các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
Sự tăng trưởng của các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam cho thấy khả năng Việt Nam có thể hoạt động như một thị trường thay thế khi những công ty hoạt động ở Trung Quốc gần đây đang bị đình trệ.
Trước đó, các công ty Hàn Quốc đứng đầu doanh số làm đẹp tại Trung Quốc trong năm 2017 và 2018.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, sau khi chất lượng tổng thể của hàng hóa Trung Quốc tăng lên và căng thẳng chính trị kéo dài giữa Trung Quốc và Hàn Quốc về quyết định của chính phủ Hàn Quốc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sản xuất, việc mua và sử dụng các sản phẩm K-beauty đã giảm đáng kể tại Trung Quốc.
Với việc những gã khổng lồ làm đẹp Hàn Quốc như Amorepacific chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc, vốn chiếm khoảng 50% doanh số bán hàng toàn cầu của họ, giảm 35% vào năm ngoái, các công ty làm đẹp Hàn Quốc đã chuyển hướng sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc để cứu vãn doanh số bán hàng của họ.
Tuy nhiên, các nhà quan sát trong ngành cho biết việc tiến hành kinh doanh tại Việt Nam để bù đắp doanh số bán hàng bị mất do hoạt động kinh doanh của Trung Quốc có thể không phải là giải pháp tối ưu nhất, bởi sức mua quá mạnh mẽ từ người tiêu dùng Trung Quốc.
"Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của các nội dung văn hoá Hàn Quốc và sự lan rộng của phương tiện truyền thông xã hội, thị trường làm đẹp của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng và các khoản đầu tư dài hạn vào Việt Nam của các công ty làm đẹp Hàn Quốc được coi là đầy hứa hẹn", một nguồn tin trong ngành chia sẻ với The Korea Herald.
Theo Statista, một nền tảng phân tích dữ liệu của Đức, thị trường làm đẹp của Việt Nam ước tính sẽ mở rộng lên 2,7 tỷ USD vào năm tới.
Xem thêm >> Cơ hội mới từ làn sóng đầu tư của đại gia Hàn Quốc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.