Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay (20/6), người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhận được câu hỏi liên quan đến việc thời gian qua, một số tàu cá Việt Nam đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa bị xua đuổi, tịch thu ngư cụ.
Bà Hằng cho biết: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Bà Hằng khẳng định rằng hành động nói trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết đối với vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, đe doạ an toàn tài sản của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển này.
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm các nhân viên và tàu công vụ Trung Quốc vi phạm, bồi thường thoả đáng cho ngư dân Việt Nam, có hình thức giáo dục các nhân viên của phía Trung Quốc không để tái diễn vụ việc tương tự”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Bà Hằng cũng cho biết ngày 19/6 vừa qua, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc xác minh, có biện pháp bồi thường thoả đáng cho ngư dân Việt Nam và xử lý nghiêm khắc đối với các nhân viên và tàu công vụ vi phạm.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về việc tàu cá và ngư dân Philippines bị nạn tại khu vực bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa và được ngư dân Việt Nam cứu trợ, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam cho rằng các tàu, bao gồm tàu cá khi hoạt động trên biển có trách nhiệm thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Công ước của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thuộc Liên hợp quốc. Theo đó, các tàu có trách nhiệm đối xử nhân đạo và hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển. Tàu cá Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ quốc tế khi hoạt động trên biển như được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Công ước IMO mà Việt Nam là thành viên”.
Khi được hỏi về thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hóa nước ngoài dán nhãn hàng hóa của Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác".
“Tổng cục Hải quan Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn hành vi này, bảo vệ sản xuất trong nước”, bà Hằng cho biết thêm.
Xem thêm >> Vụ rơi máy bay MH17: Thủ tướng Malaysia nói Nga ‘bị vu oan’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.