Vietjet đặt kế hoạch 2021 doanh thu hợp nhất tăng 20%
Hà Thu -
29/06/2021 20:47 (GMT+7)
(VNF) - Ngày 29/6, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air, HoSE: VJC) đã tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên năm 2021, tổng kết một năm kinh doanh, vượt qua đại dịch, biểu quyết thông qua báo cáo kiểm toán 2020, kế hoạch phát triển năm 2021.
Báo cáo tại đại hội cho biết khởi đầu năm 2021, thị trường hàng không có dấu hiệu khởi sắc, Vietjet đã xây dựng kế hoạch kinh doanh 2021 với thông điệp “Trở lại bầu trời”, tăng trưởng kinh doanh nội địa và sẵn sàng cho kinh doanh quốc tế từ tháng 7/2021.
Với diễn biến của dịch Covid-19, đại hội đã thông qua nghị quyết xây dựng lại kế hoạch kinh doanh thận trọng năm 2021.
Cụ thể, Vietjet đặt kế hoạch 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020 nhờ vào việc thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, dịch vụ đào tạo nhân lực, dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, đầu tư dự án và tài chính bên cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.
Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng; đạt tỉ lệ lấp đầy chuyến bay trên 80%, tỷ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt khách trên toàn mạng bay.
Hãng cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị cho Học viện Hàng không Vietjet; đầu tư công viên công nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không… đưa Vietjet vào nhóm những hãng hàng không hàng đầu thế giới.
Về kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2020, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỷ đồng và lỗ hoạt động vận tải hàng không chỉ ở mức 1.453 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Doanh thu hợp nhất đạt 18.220 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 68 tỷ đồng.
Với kết quả trên, Vietjet trở thành một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới duy trì được toàn bộ hoạt động khai thác chính, không để người lao động mất việc làm và đạt kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 ghi nhận tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,28 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.
Năm 2020, Vietjet đã mở 8 đường bay nội địa mới, chuyên chở trên 15 triệu khách hàng trên toàn mạng bay và thực hiện gần 79.000 chuyến bay với hơn 120.000 giờ bay an toàn, hệ số sử dụng ghế đạt trên 80%, tỷ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỷ lệ cao trên thế giới.
Bên cạnh đó, Vietjet là hãng hàng không có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, được AirlineRatings xếp hạng 7/7 sao về an toàn, được bình chọn là hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2020.
Vietjet đã chủ động áp dụng phương thức khai thác mới, phát triển mảng vận tải hàng hóa, vận chuyển được hơn 60.000 tấn hàng hóa với gần 1.200 chuyến bay. Vietjet trở thành hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách – CIPC.
Thông qua các thỏa thuận liên danh, Vietjet đã vận chuyển hàng hóa tới châu Mỹ, châu Âu, gia tăng nguồn thu cho công ty mẹ. Vietjet được tạp chí về vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là “Hãng hàng không vận chuyển hàng hoá trong khoang hành lý tốt nhất của năm” và “Hãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hoá tốt nhất năm”.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Vietjet đưa vào vận hành Trung tâm khai thác mặt đất Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài góp phần nâng cao chất lượng, dịch vụ, giảm chi phí thuê ngoài.
Vietjet tăng cường các chương trình đào tạo cho nhân viên, học viên tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) trong suốt năm 2020 với hơn 47.300 giờ đào tạo. VJAA hợp tác với nhà sản xuất máy bay Airbus đã lắp đặt mới buồng đào tạo lái mô phỏng (SIM) thứ hai nhằm nâng cao năng lực đào tạo phi công, đưa VJAA trở thành trung tâm đào tạo và thực hành hàng không hiện đại nhất trong khu vực…
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietjet tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ hành khách và cộng đồng thông qua các chuyến bay giải tỏa khách, các chuyến bay vận chuyển miễn phí hàng hóa cho người dân vùng bị thiệt hại bão lũ miền Trung Việt Nam, tặng khẩu trang y tế cho người dân các nước Pháp, Anh, Đức, Mỹ… lan tỏa tinh thần sống tốt, sống đẹp của người Vietjet đến với cộng đồng trong nước và quốc tế.
Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua tờ trình báo cáo phân phối lợi nhuận theo Nghị quyết 01/2020 tại đại hội cổ đông năm 2020 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021. Theo đó, HĐQT tiếp tục thực hiện chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu theo Nghị quyết 01/2020, tập trung nguồn lực cho vận tải hàng không và giao HĐQT quyết định kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021.
Nhằm đảm bảo cho Vietjet chuẩn bị nguồn lực để phát triển an toàn và hiệu quả khi thị trường quay trở lại, đại hội đã thông qua và giao HĐQT quyết định phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành chào bán cổ phần riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ và phương án phát hành trái phiếu quốc tế 2021-2022 trị giá 300 triệu USD tăng cường giá trị nội tại cho phép Vietjet thực hiện thành công chiến lược nâng cao năng lực tài chính, tiếp tục phát triển bền vững.
Đại hội cũng thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu cho người lao động để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietjet.
Tại đại hội, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, đánh giá cao những nỗ lực của Vietjet trong áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động suốt giai đoạn dịch, đặc biệt là việc chấp hành các quy định về phòng chống Covid-19, tham gia tích cực các chiến dịch, các chương trình của Chính phủ như giải tỏa người Việt Nam ở nước ngoài về nước, vận chuyển trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch.
Cũng tại đại hội, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ghi nhận trong năm 2020 Vietjet đã có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
“Bộ GTVT đánh giá cao sự năng động của Vietjet trong quản lý điều hành. Trước dịch, Vietjet là hãng hàng không có hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn nhất và lợi nhuận năm 2019 cao nhất trong ngành hàng không. Chúng tôi tin rằng sau đại dịch, Vietjet tiếp tục duy trì tốt kết quả sản xuất kinh doanh”, ông Tuấn khẳng định.
Với thông tin tích cực từ chương trình vắc xin tại Việt Nam, khu vực và diễn biến tích cực của ngành hàng không tại Mỹ và châu Âu, đại hội cũng tin tưởng vào sự chỉ đạo và định hướng sát sao của HĐQT và sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của ban điều hành cùng những nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên.
Ban điều hành cam kết tiếp tục đưa Vietjet đi qua đại dịch, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững khi nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,7%; và kinh tế toàn cầu đang hồi phuc trở lại.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, khẳng định: “Phía trước là tương lai tốt đẹp, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ, không ngừng nghỉ để tương lai ấy đến gần hơn”.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các trung tâm tài chính (TCTC) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư và nâng cao vị thế của một quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Một TCTC phát triển mạnh mẽ không chỉ giúp kết nối dòng vốn trong nước và quốc tế mà còn góp phần tối ưu hóa nguồn lực tài chính, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
(VNF) - Streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) gần đây trở thành tâm điểm cộng đồng mạng nhờ các buổi livestream và câu chuyện tình ái với TikToker Ngọc Kem, thu hút hàng triệu lượt xem và đặt ra câu hỏi về việc quà tặng ảo và tiền donate có phải chịu thuế không.
(VNF) - Hộ, cá nhân kinh doanh trên các sàn online có thể chủ động kê khai tại Cổng thông tin thương mại điện tử (TMĐT) hoặc chờ Nghị định hướng dẫn cụ thể để thực hiện nghĩa vụ thuế
(VNF) - Hai nhà thầu kê giá thiết bị y tế (TBYT) cao hơn giá nhập nhiều lần tại dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 bệnh viện Việt Đức là ai?
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định cho thuê đất, chuyển từ cho thuê sang giao hơn 96% diện tích đất đối với Công ty TNHH một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn. Quyết định này nhằm giúp Thảo Cầm Viên giải quyết khoản nợ thuê đất lên tới gần 800 tỷ đồng.
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
(VNF) - EVNFinance sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 5/4 tại TP. Đà Nẵng. Theo tài liệu công bố trước đại hội, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2024.
(VNF) - Theo chuyên gia, những doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ nội địa, như các công ty ngành điện… có thể sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi ít bị ảnh hưởng bởi chỉnh sách thuế quan của Mỹ.
(VNF) - Ngày 4/4, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 tiếp tục với việc xem xét kháng cáo và các tình tiết mới nhằm đánh giá lại bản án sơ thẩm.
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam đã giảm 743 triệu USD (gần 20.000 tỷ đồng) chỉ sau một đêm. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan - văng khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes.
(VNF) - Sáng 4/4, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm.
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
(VNF) - Trong giai đoạn nhạy cảm này, nhà đầu tư chứng khoán được khuyến nghị nên giảm margin, cơ cấu danh mục về mức an toàn, và chỉ nên cân nhắc mua trading nếu thị trường tiếp tục hoảng loạn.
(VNF) - Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện tượng bán ròng của khối ngoại trong phiên giao dịch 3/4 là do tác động của chính sách thuế quan mới từ Mỹ. Trước đó, thị trường không xảy ra tình trạng bán ròng bất thường, khi tổng giá trị này chỉ chiếm 1,9% danh mục của khối ngoại.
(VNF) - Để việc hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động được suôn sẻ, Cơ quan thuế lưu ý người nộp thuế (NNT) cần chủ động kiểm soát thông tin và trung thực kê khai
(VNF) - Chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ đã cuốn trôi thành quả tích luỹ trong suốt quý I của VN-Index. Hai phiên giao dịch xanh rực trước đó, tưởng chừng là tín hiệu cho một quý khởi sắc, bỗng hoá thành “lời nói dối” đầy nghiệt ngã của tháng Tư khi thị trường ghi nhận hàng loạt kỷ lục buồn.
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
(VNF) - Theo ông Phạm Lưu Hưng, mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội tái định giá thị trường.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các trung tâm tài chính (TCTC) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư và nâng cao vị thế của một quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới. Một TCTC phát triển mạnh mẽ không chỉ giúp kết nối dòng vốn trong nước và quốc tế mà còn góp phần tối ưu hóa nguồn lực tài chính, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.