Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Năm 2021, Vietjet đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 2% và 20% so với mức thực hiện năm 2020.
Được biết, đây là kế hoạch kinh doanh đã có điều chỉnh sau khi đợt dịch thứ 4 sau lễ 30/4 diễn ra. Trước đó, Vietjet dự kiến năm 2021 doanh thu vận tải hàng không đạt 28.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 32.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 1.000 tỷ đồng.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 và năm 2019, ĐHCĐ năm 2020 trước đó đã phê duyệt phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50% từ lợi nhuận sau thuế tích lũy năm 2019.
Tuy nhiên, phía Vietjet cho biết do đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu tháng 2/2020 đã chặn đứng đà tăng trưởng năm 2020 của công ty, ảnh hưởng trực đến hoạt động kinh doanh vận tải hàng không trong suốt năm 2020 nên HĐQT đã quyết định chưa chia cổ tức để tập trung các giải pháp tài chính tăng cường nguồn vốn bù đắp cho hoạt động hàng không.
HĐQT Vietjet đề nghị ĐHCĐ năm 2021 phê duyệt việc thực hiện chia cổ tức với tỷ lệ 25% (đợt 1), tương đương số cổ phiếu phát hành là hơn 135 triệu đơn vị. Hãng hàng không này dự kiến tiếp tục chia lợi nhuận năm 2020 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 25% (đợt 2), tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh và điều kiện thị trường.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, Vietjet hiện chưa có kế hoạch cụ thể và đề xuất ĐHCĐ ủy quyền để quyết định.
Theo tờ trình tăng vốn điều lệ, Vietjet đề xuất phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với tỷ lệ tối đa là 15% vốn điều lệ, tương đương hơn 81 triệu cổ phiếu. Đối tượng chào bán là các tổ chức, tập đoàn kinh tế hoặc quỹ đầu tư, nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước, các tổ chức có hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh về công nghệ, logistic, dịch vụ, hàng không và/hoặc có khả năng hỗ trợ tài chính cho Vietjet.
Số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Ngoài ra, Vietjet cũng trình ĐHCĐ phương án phát hành 10 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ được phát hành thành nhiều đượt từ năm 2021-2023, bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.
Một nội dung quan trọng tại đại hội sắp tới của Vietjet là phương án phát hành trái phiếu quốc tế với tổng giá trị tối đa là 300 triệu USD. Lô trái phiếu này dự kiến có thời hạn 5 năm, phát hành trong năm 2021, 2022 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore. Lãi suất có thể là cố định, thả nổi hoặc kết hợp giữa cố định và thả nổi, phụ thuộc vào tình hình thị trường tại thời điểm phát hành.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.049 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách chiếm gần 1.100 tỷ, doanh thu hoạt động phụ trợ chiếm hơn 1.500 tỷ.
Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tài chính đột biến gần 1.400 tỷ đồng, tăng hơn 150% so với cùng kỳ. Cùng với việc tiết giảm chi phí vận hành và đặc biệt là chi phí lãi vay, Vietjet báo lãi sau thuế 123 tỷ đồng, cải thiện rất đáng kể so với khoản lỗ gần 990 tỷ đồng quý I/2020.
Về tình hình hoạt động, ba tháng đầu năm 2021, Vietjet đã thực hiện hơn 20.000 chuyến bay, vận chuyển gần 3,6 triệu lượt khách và hơn 18.000 tấn hàng hóa. Tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) đạt 94,4%, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ 2020.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.