Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngôi nhà của bà Trần Thị Giỏi (SN 1952, trú phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được hỗ trợ xây dựng cách đây 20 năm, nay đã xuống cấp, mùa hè nắng nóng, mùa mưa thấm dột. Ở tuổi xế chiều, bà Giỏi mà chỉ mong có ngôi nhà mới để đỡ vất vả hơn.
Sinh ra trong gia đình nông dân có 3 anh em, bà Giỏi là em út trong nhà sau 2 người anh trai. Tuổi thơ của bà Giỏi là những tháng ngày vất vả cùng cha mẹ lội ruộng mưu sinh. Khi bà Giỏi đến tuổi lấy chồng, mẹ bà bị mù hai mắt, đi lại khó khăn. Mặc dù thời điểm đó, nhiều chàng trai trong làng để ý, muốn hỏi cưới bà làm vợ nhưng bà Giỏi không dám lấy chồng vì lo không có ai chăm mẹ.
Trong một lần đi từ nhà ra đường, mẹ bà không may đạp phải mảnh chai thủy tinh, bị nhiễm trùng phải điều trị kéo dài nhiều năm trời, bà Giỏi lại càng vất vả hơn. Khi mẹ mất, bà Giỏi đã 42 tuổi nên không nghĩ đến chuyện chồng con nữa mà ở vậy đến nay. Mấy năm sau, cha bà cũng mất. Còn 2 người anh trai của bà Giỏi đều lập gia đình và có cuộc sống riêng nhưng ai cũng khó khăn và hiện cả 2 người đều đã mất.
Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bà Giỏi làm nông để nuôi sống bản thân. Năm 2004, bà Giỏi bị té ngã nên gãy tay phải, từ đó bà không thể làm nông được nữa mà phải chuyển qua đi lượm ve chai, bán kiếm sống.
Thấy hoàn cảnh bà Giỏi neo đơn, nhà cửa tạm bợ nên trong năm 2004, một số mạnh thường quân đã hỗ trợ giúp bà xây ngôi nhà mới. Tuy nhiên, sau 20 năm, ngôi nhà ấy cũng xuống cấp, nóng bức và thấm dột… Trần nhà được lợp tôn và thấp so với nền nhà nên mùa hè rất nóng nắng. Trên mái tôn, nhiều khu vực đã bị thủng lỗ, trời mưa bị thấm dột. Gian bếp được làm tạm bợ bằng tre, hở trên hở dưới, trời mưa to hầu như không nấu nướng được.
“Nhà này mùa hè cô cũng chạy mà mùa mưa cô cũng chạy. Mùa hè chạy vì nắng nóng, mùa mưa chạy vì thấm dột khắp nhà”, bà Giỏi nói.
Theo bà Giỏi, những lúc trốn nắng, bà thường ra ngồi ngoài bụi chuối trong vườn. Những lúc trốn mưa, bà qua nhà hàng xóm nhờ tá túc. Ngôi nhà bà đang sống thuộc khu vực thấp trũng nên mùa mưa thường bị ngập lụt, có khi ngập cao lên nửa nhà. Năm ngoái, chính quyền địa phương đã hỗ trợ xây lắp thêm gác lửng để bà Giỏi có chỗ chạy lụt.
Chia sẻ thêm về cuộc sống của mình, bà Giỏi cho biết, những năm qua, bà sống nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và anh em, bà con lối xóm chứ tiền bán ve chai chẳng được mấy đồng.
Thỉnh thoảng được chính quyền địa phương hỗ trợ bao gạo thì bà để ăn dần, rau trồng trong vườn, ai cho đồng nào thì để dành mua thức ăn. Do không có tiền nên trong nhà bà Giỏi không có nổi cái quạt điện, chỉ dùng quạt tay. Bà Giỏi cũng hạn chế bật điện chiếu sáng để đỡ tốn tiền.
“Mong ước của cô bây giờ là có ngôi nhà mới để mưa nắng đỡ vất vả. Hôm qua nghe sẽ có đơn vị vào khảo sát để hỗ trợ xây nhà mới mà cô mừng ngủ không được”, bà Giỏi bộc bạch.
Ông Dương Phú Mẫn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phường Điện Phương xác nhận, bà Trần Thị Giỏi thuộc diện hộ cận nghèo của phường, sống neo đơn, mưu sinh bằng nghề đi lượm ve chai. Ngôi nhà bà đang ở hiện đang nghiêm cấp nghiệm trọng, cần được xây mới lại.
Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đang phối hợp với UBMTTQ Việt Nam phường Điện Phương triển khai xây ngôi nhà mới cho bà Trần Thị Giỏi. Để ngôi nhà mới của bà Giỏi sớm được hoàn thành, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance rất mong nhận được sự ủng hộ từ các mạnh thường quân và bạn đọc gần xa.
Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ xin gửi về:
STK: 0989254170, Ngân hàng VPBank.
Chủ tài khoản: Trần Thị Vân Anh
(Nội dung chuyển khoản ghi: Ủng hộ bà Trần Thị Giỏi).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.