Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hơn 41,3 triệu cổ phiếu VTP của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) sẽ chính thức lên sàn UPCoM vào ngày 23/11 tới đây, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 68.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, ngay khi lên sàn, giá trị vốn hóa của Viettel Post sẽ đạt trên 2.800 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn nhất của Viettel Post là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với tỷ lệ sở hữu 68,08%. Tiếp đến là ông Nguyễn Duy Tuấn (Phó Chủ tịch Viettel Post) với tỷ lệ sở hữu 7,17%. Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital sở hữu 5,08% vốn điều lệ Viettel Post.
Cổ tức của Viettel Post khá đều, từ năm 2015 đến nay, mỗi năm đều trả cổ tức 15% bằng tiền mặt, đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức bằng cổ phiếu năm 2015 là 25,8%, năm 2016 là 29,7%, năm 2017 là 39,4%.
Viettel Post đang kinh doanh 3 mảng chính, gồm dịch vụ chuyển phát trong và ngoài nước, dịch vụ logistics và thương mại & dịch vụ khác (thẻ cào điện thoại, vé máy bay, văn phòng phẩm...).
Về dịch vụ chuyển phát, thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn ở cả mảng chuyển phát trong nước lẫn chuyển phát nước ngoài, như Viettel Post, GHN, VNPost... Ngoài ra còn có các doanh nghiệp nước ngoài như DHL từ Đức, TNT từ Hà Lan hay FedEx và UPS từ Mỹ.
Viettel Post là doanh nghiệp chuyển phát có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất ngành. Nếu như năm 2010, Viettel Post chỉ chiếm 8% thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam thì con số này đã tăng lên 21,3% vào năm 2016 và ước tính khoảng 25,7% năm 2017. Trong khi đó, thị phần của doanh nghiệp đầu ngành VNPost giảm nhẹ từ 38% năm 2010 xuống 35% năm 2016.
Hiện Viettel Post đã triển khai mạng lưới kinh doanh tại thị trường Myanmar và Campuchia. Vốn điều lệ thực góp ở công ty Viettel Myanmar là 150.000 USD, trong khi ở công ty Viettel Campuchia là 372.222 USD.
Công ty bưu chính trị giá 2.800 tỷ này đã cung cấp dịch vụ chuyển phát quốc tế đi tất cả các nước và đang triển khai các chuyên tuyến như Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai thêm các tuyến với các nước có thương mại song phương lớn với Việt Nam tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á.
Ở mảng logistics, tại Việt Nam, theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành những năm gần đây đạt khoảng 14 - 16%/năm, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, chí phí cho hoạt động logistics lại rất cao so với các nước khác, chiếm tới 20,8% GDP (con số này trên thế giới là 11,7%, Thái Lan là 10,7%, Trung Quốc là 15,4%), trích số liệu năm 2016 từ Armstrong & Associates.
Viettel Post khá tham vọng khi đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp logistics số 1 cho các công ty bán hàng tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu 500 triệu USD và 30 - 37% thị phần vào năm 2020, bất chấp đang phải cạnh tranh rất gay gắt với không chỉ các công ty chuyển phát nhanh truyền thống (như Viettel Post, EMS, VNPost) mà còn với các công ty startup (như giaohangnhanh, supership, giaohangtietkiem) và những công ty đa quốc gia (như DHL eCommerce, Grab Express, Lazada Express).
Theo thông tin từ Viettel Post, đối với các dịch vụ thuộc nhóm logistics, năm 2017, doanh thu forwarding và kho vận có sự tăng trưởng tốt, do công ty này đã đầu tư về hạ tầng cho logistics vài năm trở lại đây, đồng thời hợp tác với nhiều đối tác quốc tế để phát triển dịch vụ chuyên tuyến sản lượng lớn.
Theo báo cáo tài chính quý III/2018, doanh thu quý vừa qua của Viettel Post đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 76 tỷ đồng, tăng 58%.
Lũy kế 9 tháng năm nay, Viettel Post đạt 3.238 tỷ đồng doanh thu và 193 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9,4% và 59% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/9/2018, tổng tài sản của Viettel Post đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 50% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của Viettel Post tập trung ở tiền gửi ngân hàng với 1.356 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn với 700 tỷ đồng.
Đi sâu hơn, trong số 1.356 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có 349 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 800 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn và 207 tỷ đồng tiền gửi dài hạn.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Viettel Post đến hết ngày 30/9/2018 ở mức 616 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 2.014 tỷ đồng, tăng 60%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.