Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Phiên giao dịch cuối cùng trên HNX (17/5), cổ phiếu VGC đóng cửa tại 20.300 đồng/cp, cao hơn so với giá tham chiếu khi chuyển sàn HoSE.
Theo Kinh tế Đô thị, động thái niêm yết trên sàn HoSE của Viglacera ngoài việc giúp tăng thanh khoản cổ phiếu, còn là để tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Xây dựng thoái toàn bộ 54% vốn điều lệ tại Viglacera, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2018.
Việc chuyển sàn niêm yết sang HoSE sẽ giúp cổ phiếu của Viglacera thu hút được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư. Cùng với đó, việc bán lượng cổ phần đủ quyền kiểm soát sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức bởi khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ việc cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh trong dài hạn là cao hơn, do đó cũng tăng khả năng thoái vốn thành công.
Được biết, HoSE chấp thuận cho Tổng công ty Viglacera niêm yết 448 triệu cổ phiếu VGC. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 4.483 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2018, Bộ Xây dựng đã thực hiện thoái 17,97% vốn Viglacera, tuy nhiên việc thoái vốn đã không diễn ra thành công do diễn biến thị trường chứng khoán xuống thấp, không đáp ứng về giá theo phương án thoái vốn.
Về cơ cấu cổ đông Viglacera, nhóm cổ đông Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) hiện đang nắm giữ khoảng 112 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25%. Số cổ phần mà nhóm Gelex mua vào chủ yếu đến từ nhóm Dragon Capital và mua một phần trong phiên thoái vốn của Bộ Xây dựng.
Theo báo cáo KQKD hợp nhất quý 1 được công bố, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 2.268 tỷ đồng – tăng 24%; Lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng – tăng 51% so với cùng kỳ năm trước.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.