VINASA lần đầu tiên ‘thay ghế’ chủ tịch sau 20 năm

Hải Đăng - 21/03/2021 08:28 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT được bầu làm Chủ tịch VINASA, thay cho ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã làm Chủ tịch VINASA trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp vừa qua.

VNF
Tân Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa

Tại Đại hội Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) lần thứ V nhiệm kỳ 2021 – 2025 vừa được tổ chức ngày 19/3 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT đã chính thức được bầu là Chủ tịch VINASA.

Bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2002, VINASA quy tụ 438 đơn vị hội viên là các doanh nghiệp trong ngành, chiếm 60% nhân lực và 70% năng lực sản xuất của ngành phần mềm Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ IV của Ban chấp hành VINASA, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển cao, dẫn đầu và đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.

Cụ thể, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.

Đội ngũ doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT lớn mạnh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Số lượng những công ty lớn với quy mô trên dưới 1.000 lao động đã được bổ sung nhiều tên tuổi mới. Bên cạnh FPT, MISA, CMC, TMA... là RikkeiSoft, KMS, GMO-Z.com Runsystem...

Trên cương vị mới, tân Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Văn Khoa cam kết tiên phong trong hợp tác, đổi mới, sáng tạo; kế thừa một cách tốt nhất những thành tựu và tâm huyết mà Hội đồng sáng lập cũng như nhiệm kỳ trước đã gây dựng và truyền lại.

Ông Nguyễn Văn Khoa cho biết, thời gian tới, VINASA sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn. Đó là: Xây dựng các hệ sinh thái công nghệ; Phát triển các nền tảng; Chú trọng chiến lược AI; Tham gia phát triển nguồn nhân lực CNTT, thông qua việc triển khai 3 lĩnh vực đào tạo chính gồm công nghệ, chuyển đổi số, smartcity.

Ban lãnh đạo VINASA cũng đã vạch rõ 12 hoạt động trọng tâm thời gian tới, bao gồm: Chính sách; Chính phủ số; Thành phố thông minh; Thúc đẩy startup công nghệ; Công nghệ AI; Chuyển đổi số doanh nghiệp; Chuyển đổi số nông nghiệp; Chuyển đổi số du lịch; Đào tạo chuyển đổi số, thành phố thông minh, AI; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng vị thế trên trường quốc tế; Phát triển Hiệp hội trong và ngoài nước; Truyền thông, marketing cho ngành và doanh nghiệp.

Ban Chấp hành và Ban lãnh đạo VINASA nhiệm kỳ mới đã có sự trẻ hóa toàn diện, với sự tham gia của nhiều doanh nhân trẻ đang dẫn dắt các doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam.

Ngoài ông Khoa, VINASA còn có 8 Phó chủ tịch: ông Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA; ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA; ông Lâm Nguyễn Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung; bà Nguyễn Thị Thu Giang ,Tổng Thư ký VINASA; ông Mai Duy Quang, Giám đốc TFI Accelerator; ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty CNTT VNPT; ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ BKAV; ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.

Nhắn nhủ với Ban chấp hành mới của VINASA, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Bằng các công cụ CNTT, Ban Chấp hành mới cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quy tụ những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tham gia tư vấn hoạch định chính sách cho Chính phủ trong thời kỳ mới.

Phó Thủ tướng nhận định hiện nay là thời điểm ngành TT&TT được trao lại sứ mệnh tiên phong đổi mới để nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, VINASA, cộng đồng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT phải nhận trọng trách tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số với tư duy mới, cách làm mới.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ này, bên cạnh việc hướng ra thị trường nước ngoài, VINASA và các doanh nghiệp thành viên cần có nhiều giải pháp thiết thực, dễ sử dụng, hướng đến số đông để giải những bài toán đặt ra trong thực tế nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đem lại tác động, thay đổi tích cực trong xã hội.

Ông Nguyễn Văn Khoa, sinh năm 1977, gia nhập FPT từ năm 1997, khi là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với vị trí nhân viên kỹ thuật. Năm 2012, khi mới 35 tuổi, ông Khoa được bổ nhiệm là Tổng giám đốc FPT Telecom. Tháng 3/2018, ông được luân chuyển làm Phó Tổng Giám đốc FPT, Tổng Giám đốc FPT IS. Ngày 29/3/2019, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc FPT.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và liên tục trúng nhiều thầu

Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và liên tục trúng nhiều thầu

(VNF) - Nợ thuế, bị nhắc nhở nhiều lần nhưng Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình vẫn duy trì tỷ lệ trúng thầu 100%, liên tục trúng thầu các gói thầu lớn tại Công ty Than Cao Sơn và công ty Than Núi Béo.

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại Việt An kinh doanh thua lỗ, Doanh thu lĩnh vực kinh doanh chính bằng 0 đồng, lợi nhuận âm, vốn điều lệ điều chỉnh giảm hơn 32%. Mặc dù vậy, đơn vị này mới huy động thành công 1.250 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 1 ngày nhằm thanh toán tiền đầu tư BĐS

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

(VNF) - Giới phân tích cho rằng, điện than và thuỷ điện sẽ hưởng lợi và nắm vai trò chủ đạo trong năm 2024 khi có sự hỗ trợ của hiện tượng La Nina (đối với thuỷ điện) và giá nhiên liệu giảm (đối với điện than).

Trung Quốc cùng Nga thử nghiệm ‘canh bạc tiền tệ’

Trung Quốc cùng Nga thử nghiệm ‘canh bạc tiền tệ’

(VNF) - Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga, sử dụng trong các giao dịch quốc tế sau khi Nga gần như bị đóng băng khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do những đòn trừng phạt liên quan tới chiến sự Ukraine.

DN rời thị trường lớn, tuổi thọ ngày càng thấp, nội lực vẫn còn yếu

DN rời thị trường lớn, tuổi thọ ngày càng thấp, nội lực vẫn còn yếu

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tranh doanh nghiệp tương đối ảm đạm, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lớn, tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp có xu hướng thấp đi, nội lực doanh nghiệp vẫn còn yếu.

Đang ‘khát vốn’, Saigontel vẫn đầu tư dự án BĐS tâm linh 400 tỷ đồng

Đang ‘khát vốn’, Saigontel vẫn đầu tư dự án BĐS tâm linh 400 tỷ đồng

(VNF) - Bên cạnh 7 dự án bất động sản công nghiệp triển khai trong năm 2024, Saigontel sẽ tham gia đầu tư dự án xây dựng công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên Tân Thành quy mô 40,34ha tại Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Ra điều kiện chọn DN làm khu đô thị hơn 1.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Ra điều kiện chọn DN làm khu đô thị hơn 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Để làm dự án Khu đô thị Vạn Xuân 3, phường Nam Tiến, TP.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư cần vốn chủ sở hữu tối thiểu gần 159 tỷ đồng và kinh nghiệm tham gia một dự án trong lĩnh vực khu đô thị mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính...

Bình Định: Đấu giá gần 400 lô đất ở, dự thu gần nghìn tỷ đồng

Bình Định: Đấu giá gần 400 lô đất ở, dự thu gần nghìn tỷ đồng

(VNF) - Bình Định sẽ đấu giá hơn 400 lô đất ở, trong đó 217 lô thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội và 178 lô thuộc các khu tái định cư của huyện Tuy Phước.

‘Đội lái’ cổ phiếu PSH bị phạt nặng: Vạch trần chiêu trò tạo cung cầu giả

‘Đội lái’ cổ phiếu PSH bị phạt nặng: Vạch trần chiêu trò tạo cung cầu giả

(VNF) - Bốn cá nhân đã sử dụng 26 tài khoản và liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PSH nhằm mục đích tạo cung cầu giả với quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

DN đóng cửa ngày càng tăng: Thực tế đáng suy ngẫm

DN đóng cửa ngày càng tăng: Thực tế đáng suy ngẫm

(VNF) - Đại biểu Quốc hội cho rằng đây là thực tế đáng suy ngẫm và cần đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân.