Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hồ thủy lợi Đại Lải (xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên) gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm khi Tổng cục Thủy lợi ban hành kết luận chỉ rõ các sai phạm trong quá trình triển khai các dự án biệt thự, du lịch sinh thái ven hồ.
Kết luận đề cập đến việc lòng hồ bị xâm lấn bởi các quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, nổi bật là các quyết định số 56 (năm 2012) về việc phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án sân golf và tổ hợp vui chơi giải trí do Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam làm chủ đầu tư.
Theo Tổng cục Thủy lợi, đối chiếu giữa bản đồ quy hoạch 1/500 tổng mặt bằng sử dụng đất (năm 2016) và thông số kĩ thuật của hồ thì phạm vi giao đất xây dựng biệt thự tại nhiều vị trí là phần ngập hoàn toàn của hồ, tạo dung tích làm việc của hồ.
Dư luận đặc biệt quan tâm khi kết luận trên nhấn mạnh: “Công ty TNHH Đại Lải đổ đất vào lòng hồ chiều dài khoảng 700m, cao khoảng 2-3m”.
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc Nguyễn Đức Tài cho biết việc phê duyệt và triển khai các dự án ven hồ Đại Lải được UBND tỉnh thực hiện theo đúng trình tự, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo.
Theo tài liệu Sở Xây dựng cung cấp, từ năm 1996, Phó thủ tướng Phan Văn Khải đã có kết luận về quy hoạch khu du lịch Đại Lải với nhận định vị trí hồ có khả năng quy hoạch thành khu du lịch đẹp về cảnh quan và môi trường.
Đồng thời, giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh giải quyết các vấn đề đất đai, thủy lợi, quốc phòng để giúp tỉnh sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về khu du lịch này.
Đến năm 2004, Thủ tướng ra quyết định số 216 về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng 147,3 ha đất lâm nghiệp tại xã Ngọc Thanh giao cho tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng cho dự án sân golf và du lịch.
Tiếp đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có báo cáo số 06 năm 2005 gửi Bộ NN&PTNT về việc đánh giá ảnh hưởng của các dự án ven hồ Đại Lải. Báo cáo này đề cập “dung tích hồ bị mất đi do xây dựng dự án tính đến cao trình 21,5m là gần 500 nghìn m3, chiếm 1,9% dung tích của hồ, không ảnh hưởng đến chức năng hồ”.
Từ các căn cứ nêu trên và các tờ trình gửi các đơn vị liên quan, năm 2012 tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 56 về phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án sân golf và du lịch ven hồ.
“Toàn bộ quá trình triển khai các dự án đều trải qua các quy trình chặt chẽ, có ý kiến của các đơn vị liên quan từ Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT đến quyết định của Thủ tướng. Hiện nay các dự án thực hiện theo đúng phạm vi được giao”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Đáng chú ý, dư luận gần đây đặc biệt quan tâm về cốt san nền, cao độ của các dự án. Cụ thể, tại quyết định số 41 (năm 2017) của UBND tỉnh và quyết định 1959 (năm 2020, đính chính quyết định 41) thể hiện, cốt san nền thấp nhất là 21,5m.
Được biết, xác định cốt san nền tại quyết định nêu trên được thực hiện theo quyết định số 1899 (năm 2006) của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể, theo văn bản trên, UBND tỉnh xác định các dự án xây dựng trong khu vực hồ thực hiện cao trình khống chế các công trình kiến trúc không thấp hơn 21,5m.
Đặc biệt, năm 2005, Bộ NN&PTNT có văn bản số 1871 gửi tỉnh Vĩnh Phúc có nội dung "đồng ý chủ trương phát triển du lịch nhằm nâng cao khai thác hồ chứa nước Đại Lải".
Văn bản trên được đưa ra sau khi Bộ xem xét tờ trình số 1182 của UBND tỉnh. Nội dung tờ trình này cũng đề cập rõ về việc khống chế cốt san nền "không dưới 21,5m".
Liên quan đến việc tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận có sơ suất về số liệu tại quyết định 41, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh: “Việc sơ suất trong quá trình tổng hợp cao độ san nền không gây hậu quả và thiệt hại nào về kinh tế, càng không có việc do sơ suất trên tạo điều kiện cho doanh nghiệp san lấp hàng trăm ha lòng hồ”.
Sở Xây dựng cho biết, sau ba năm ra quyết định 41 đến thời điểm đính chính, vị trí lô đất có cốt san nền phải đính chính vẫn chưa có bất kì hoạt động san gạt nào, toàn bộ nền địa hình vẫn được giữ nguyên trạng.
Ngày 24/7/2020 đoàn kiểm tra gồm Tổng cục Thủy lợi và các Sở NN&PTNN, TN&MT, Xây dựng xác định “việc san gạt mặt bằng của công ty TNHH Đại Lải nằm trong phạm vi giao đất được cấp phép”.
Theo một vị lãnh đạo tỉnh, nguồn gốc của phần đất san gạt mà báo chí đề cập bản chất là ngọn đồi Thai Mạ, thuộc diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp phép cho doanh nghiệp. Việc DN san gạt được thực hiện trong phạm vi đất đã được chuyển đổi và đúng với quyết định giao đất.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo cũng thừa nhận, chủ đầu tư thời điểm san gạt vẫn chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Diện tích tưới của hồ Đại Lải thay đổiTheo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, với việc phát triển công nghiệp và đô thị trong vùng tưới (TP Phúc Yên và hai xã thuộc huyện Sóc Sơn, HN) dẫn đến diện tích tưới bị thu hẹp. Cụ thể, tại tờ trình số 374 năm 2006, Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện: "Diện tích tưới bình quân của hồ bình quân 1,2 nghìn ha, bằng 43-45% so với thiết kế ban đầu". Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước tưới giảm, Vĩnh Phúc đề xuất thực hiện dự án du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng (năm 2003) là "đưa chương trình du lịch tỉnh Vĩnh Phúc vào chương trình đầu tư các khu du lịch trọng điểm quốc gia. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.