VN-Index tiếp tục giảm mạnh, áp lực đè lên cổ phiếu ngân hàng và BĐS

Thanh Long - 11/03/2024 15:40 (GMT+7)

(VNF) - Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản (BĐS) giảm mạnh trong phiên 11/3, là nguyên nhân quan trọng khiến VN-Index mất gần 12 điểm, nối tiếp đà lao dốc ở phiên trước đó. Có những cổ phiếu không tăng trong "sóng" vừa qua cũng liên tiếp bị bán mạnh.

VNF
VN-Index tiếp tục giảm mạnh, áp lực đè lên cổ phiếu ngân hàng và BĐS

Phiên 11/3, chỉ số VN-Index giảm 11,86 điểm, tương đương 0,95%, xuống 1.235,49 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, trở thành nhóm gây áp lực lớn nhất lên thị trường chung. Giảm mạnh nhất trên sàn HoSE là LPB khi mất 3,22% giá trị. Khá nhiều mã giảm trên 2% như VPB, MBB, SHB, NAB, OCB; trong đó, trớ trêu nhất là 2 trường hợp VPB và NAB: trong khi NAB vừa lên sàn HoSE đã chịu áp lực bán thì VPB liên tục giảm mạnh dù gần như không tham gia vào đợt "sóng" cổ phiếu ngân hàng trước đó.

Đa số các mã ngân hàng còn lại đều giảm trên 1%. Riêng HDB và EIB ghi nhận sắc xanh với mức tăng lần lượt 0,43% và 1,41%.

Cổ phiếu chứng khoán phân hoá hơn khi sắc xanh hiện lên ở FTS (tăng 2,7%), CTS (tăng 1,37%), AGR (tăng 0,95%), TVS (tăng 1,04%). Dẫu vậy, sắc đỏ vẫn là chủ đạo, trong đó SSI giảm 1,47%, VND giảm 2,55%, VCI giảm 0,42%, HCM giảm 1,77%, VIX giảm 0,26%, VDS giảm 3,13%, ORS giảm 2,06%, APG giảm 1,02%.

Ở nhóm bất động sản, đa số cổ phiếu đều trượt dốc. Đáng chú ý có VIC giảm 1%, BCM giảm 3,17%, VRE giảm 3,54%, NVL giảm 2,73%, KBC giảm 3,02%, VCG giảm 2,04%, DXG giảm 1,66%, HDG giảm 3,25%, DXS giảm 1,13%, CRE giảm 2%, NBB giảm 3,29%... Số mã tăng rất ít, có thể kể đến VPI, KOS, SJS, LGC.

Cổ phiếu năng lượng cũng giao dịch hết sức tiêu cực khi GAS giảm 2,14%, POW giảm 0,85%, PGV giảm 0,46%, PLX giảm 2,31%.

Nhóm sản xuất phân hoá rõ rệt, số mã tăng tương đương số mã giảm. Cổ phiếu xuất nhập khẩu toả sáng nhất, cụ thể, các mã như ANV, FMC, MSH, ASM đều tăng điểm, thậm chí tăng rất mạnh như IDI và STK lần lượt có thêm 4,84% và 5,89% giá trị; DMC thậm chí tăng kịch trần.

Cổ phiếu bán lẻ phân hoá rất mạnh khi MWG và DGW giảm lần lượt 2,83% và 1,66% nhưng PNJ và FRT tăng lần lượt 2,59% và 5,82%. Cổ phiếu hàng không cũng phân hoá nhưng biên độ biến động hẹp hơn nhiều, chỉ dưới 1%.

Toàn sàn HoSE có 106 mã tăng giá, 57 mã đứng giá tham chiếu và 392 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức cao, đạt 22.546 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục
Tin khác