Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ai là người nói với Vũ "nhôm" về công ty bình phong?
Chiều 10/6, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và 4 cựu cán bộ ngành công an theo kháng nghị của Viện Kiểm sát và kháng cáo của các bị cáo.
Trong phần xét hỏi cuối ngày, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cho biết tiếp tục kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì đã khai báo đúng sự thật khách quan tại cơ quan điều tra.
Theo Vũ "nhôm", người trực tiếp giao nhiệm vụ cho bị cáo là Phan Hữu Tuấn, cựu Trung tướng, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo - Bộ Công an.
Tại tòa, Vũ "nhôm" cho biết được tuyển vào ngành tình báo từ năm 2009; hai Cty do Vũ làm Chủ tịch HĐQT và đại diện theo pháp luật là Công ty Bắc Nam 79, Công ty Nova Bắc Nam 79 được sử dụng làm Cty bình phong của Tổng cục Tình báo - Bộ Công an.
Tuy nhiên, Vũ "nhôm" khẳng định, thời điểm Cty được sử dụng làm Cty bình phong, Vũ hoàn toàn không được biết. HĐXX hỏi: "Ai là người thông báo cho bị cáo biết các Cty Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam 79 được công nhận, sử dụng là tổ chức bình phong?".
Bị cáo Vũ "nhôm" không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà xin HĐXX cho phép trình bày. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa từ chối, nói rằng, đây là phần xét hỏi, bị cáo phải trả lời trực tiếp vào câu hỏi một cách ngắn gọn, hoặc có thể không trả lời - đó là quyền của bị cáo.
Vũ "nhôm" đã trả lời chủ tọa Nguyễn Vinh Quang rằng "đó là cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn", đồng thời khẳng định, đến cuối năm 2017, sau khi bị cáo bị bắt, các doanh nghiệp nêu trên vẫn tồn tại, hoạt động.
“Tại sao gọi là Cty cổ phần mà chỉ có mỗi mình bị cáo, vậy thì cổ phần với ai?”, chủ tọa truy vấn. Vũ "nhôm" tiếp tục được xin trình bày, nhưng chủ tọa ngắt lời, nói rằng: "Đến phần tranh luận, HĐXX cho bị cáo nói nửa ngày".
Vũ "nhôm" sử dụng bí danh trong trường hợp nào?
Tiếp theo, chủ tọa công bố, theo tài liệu có trong hồ sơ, Bắc Nam 79 khi thành lập (31.7.2009) với 3 cổ đông, trong đó có Vũ và 2 cán bộ công an. Đến tháng 12/2013, Cty này tăng vốn điều lệ và tăng thêm cổ đông thành 4 người, trong đó, Vũ "nhôm" góp vốn bằng 2 tên là Phan Văn Anh Vũ và Lê Văn Sáu.
Đối với Cty cổ phần Nova 79, Vũ khai nhận, thành lập năm 2014, đến năm 2017 đổi tên thành Công ty Chấn Phong.
Quá trình xét hỏi tại tòa, Vũ "nhôm" thừa nhận đã sai với quy định của Luật Doanh nghiệp khi Cty có 3 cổ đông, nhưng chỉ có 2 chữ ký.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này có sự tham gia góp vốn của Vũ "nhôm" - khi đó là trung tá công an - cùng 2 người khác cũng là sĩ quan công an, là không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, khi sĩ quan không được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Về ý này, trước đó, trả lời HĐXX, ông Phan Hữu Tuấn cũng thừa nhận điều này không đúng quy định của pháp luật.
Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Phan Văn Anh Vũ: "Bị cáo sử dụng các bí danh Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ vào những trường hợp nào?".
“Bị cáo sử dụng các tên đó trong thi hành nhiệm vụ, trong công việc, không sử dụng mục đích cá nhân, cũng không gọi ở nhà”, Vũ "nhôm" đáp, đồng thời thừa nhận được Công an TP. Đà Nẵng cấp 2 giấy chứng minh nhân dân và cùng lúc sử dụng 3 tên.
Đáng chú ý, Vũ “nhôm” thừa nhận đã nhiều lần ký các hợp đồng theo dạng “3 trong 1”. Bị cáo ký hợp đồng số 11 ngày 27.8.2010 có nội dung Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho Lê Văn Sáu 70% cổ phần.
Khi chủ tọa hỏi việc bị cáo tự bán cổ phần cho chính mình thì đúng hay sai, vì theo Bộ luật Dân sự thì đại diện Cty không được tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình, lúc này, Vũ “nhôm” mới thừa nhận là sai.
Xem thêm >> Bộ Công an khám xét nhà ông Trương Duy Nhất vì liên quan tới Vũ ‘nhôm’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.