Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nguồn tin từ Wall Street Journals cho hay, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) sẽ rời ghế Chủ tịch sau những sai lầm từ việc điều hành chính sách - được cho là một trong những nguyên nhân gây xáo trộn thị trường chứng khoán và làm trầm trọng thêm tình trạng bán tháo cổ phiếu ồ ạt. Theo nhiệm kỳ thì ông Xiao trên cương vị người đứng đầu CSRC phải tới cuối năm 2018 mới chính thức kết thúc.
Việc ông Xiao Gang rời vị trí Chủ tịch CSRC dự kiến sẽ được công bố "trong vài ngày tới", nguồn tin thân cận cho biết hôm thứ Sáu 19/2. Kế nhiệm ông Xiao Gang sẽ là ông Liu Shiyu, hiện là Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, đồng thời là nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), nguồn tin cho biết thêm.
Tại thời điểm tối thứ Sáu 19/2, trang web của CSRC vẫn để tên ông Xiao là Chủ tịch của cơ quan này. Hiện, ông Xiao vẫn chưa có bình luận gì.
Việc thay thế vị trí ông Xiao diễn ra sau nhiều tháng người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán phải đối mặt với những chỉ trích về cách quản lý thị trường cũng như sự quản lý của Chính phủ Trung Quốc đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong tuần qua, Chính phủ nước này đã cố gắng thể hiện sự quyết tâm mới để vực dậy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Ông Xiao, người đã ở cương vị Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc từ tháng 3/2013, đã nhiều lần phải ngồi trên "ghế nóng" kể từ khi thị trường chứng khoán lao dốc mạnh hồi mùa hè năm ngoái. Các chính sách và nhiều quyết định mà ông thực hiện đã nhận sự phê phán mạnh mẽ từ các nhà đầu tư và các quan chức khác.
Sau khi nhậm chức Chủ tịch của cơ quan quản lý chứng khoán vào tháng 3/2013, ông Xiao đã nỗ lực tìm cách cải thiện tính minh bạch ở cả thị trường và Ủy ban. Cơ quan này bắt đầu tổ chức các cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần. Ông cũng đẩy mạnh việc cải cách hệ thống cồng kềnh cho các công ty niêm yết trên sàn giao dịch, cố gắng cải thiện để gần gũi hơn với các mô hình thị trường của phương Tây.
Dưới sự quản lý của ông, thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến, vốn trì trệ trong những năm cuối của thập niên trước, bắt đầu tăng lên vào giữa năm 2014 và sau đó tiếp tục tăng lên hơn nữa, một phần bởi các nhà đầu tư chấp nhận vay vốn để đổ dồn vào thị trường này. Nhưng mức giá quá cao đã manh nha một sự đổ vỡ và làm suy giảm nền kinh tế nước này.
Ngay từ đầu tháng 12/2014, nhiều nhà phân tích tại Capital Economics đã nhìn thấy nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc phát triển quá nóng. Nhiều chuyên gia phê bình ông Xiao vì đã không kiểm soát một cách hiệu quả việc sử dụng các khoản vay trong mua chứng khoán.
Khi thị trường bắt đầu lao dốc vào tháng 6 năm ngoái, bong bóng từ chính sách cho vay mua chứng khoán khiến giá cổ phiếu đảo chiều sụt giảm mạnh. Chính sách này được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng bất thường và sụp đổ không phanh của chứng khoán Trung Quốc.
Gần đây nhất là cơ chế tự động ngắt mạch giao dịch do ông khởi xướng nhằm mục đích hạn chế sự sụt giảm của thị trường bị nhiều người cho chính là nguyên nhân khiến bán tháo cổ phiếu càng diễn ra trầm trọng hơn tại thị trường Trung Quốc và lan rộng trên thị trường toàn cầu. Cơ chế ngắt mạch tự động được triển khai vào hôm 4/1, trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016, và đã nhanh chóng bị hủy bỏ chỉ 3 ngày sau đó.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.