Xây dựng CDC trước ngày lên UPCoM: Kinh doanh đi xuống, nợ phải trả tăng lên

Minh Đức - 29/07/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Hơn 40,1 triệu cổ phiếu CCC của Công ty cổ phần Xây dựng CDC sẽ bắt đầu được giao dịch từ ngày 30/7.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận niêm yết 40,25 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng CDC trên sàn UPCoM. Theo đó, giá tham chiếu 13.500 đồng/cổ phiếu (tương ứng vốn hoá 543,38 tỷ đồng) và giao dịch ngày đầu tiên là ngày 30/7/2024.

Trong đó, cổ phiếu niêm yết gồm 40.115.598 cổ phiếu tự do chuyển nhượng và 134.402 cổ phiếu bị hạn chế giao dịch đến ngày 29/5/2025.

Tăng vốn thần tốc

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Xây dựng CDC được thành lập vào ngày 27/4/2011, tiền thân là Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giám sát Xây dựng Hà Nội. Công ty có địa chỉ tại LK 18-24, Galaxy 8, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, 69 phố Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dựng nhà để ở. Thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, tương đương 500.000 cổ phần. Cổ đông sáng lập của công ty gồm: ông Lê Hồng Lĩnh (số cổ phần 200.000, tỷ lệ sở hữu 40%); Nguyễn Giang Sơn (số cổ phần 150.000, tỷ lệ sở hữu 30%) và Vũ Văn Nghĩa (số cổ phần 150.000, tỷ lệ sở hữu 30%).

Tại ngày 12/6/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 16, theo đó ghi nhận vốn điều lệ của công ty là 402,5 tỷ đồng. Như vậy, Công ty trải qua 7 lần tăng vốn từ 5 tỷ đồng lên 402,5 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 79,5 lần trong vòng hơn 13 năm.

Dữ liệu cho thấy, tại ngày 5/7/2024, Công ty cổ phần Xây dựng CDC có 6 cổ đông lớn, gồm: ông Nguyễn Tiến Đạt sở hữu 23,96% vốn điều lệ; CTCP CDC Holding sở hữu 18,63% vốn điều lệ; ông Lê Hồng Lĩnh sở hữu 8% vốn điều lệ; ông Ngô Tấn Long (Chủ tịch HĐQT) sở hữu 8% vốn điều lệ; bà Đặng Thanh Trang (thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc) sở hữu 8% vốn điều lệ; ông Trần Văn Trường (Phó Chủ tịch HĐQT) sở hữu 8% vốn điều lệ. Còn lại 25,41% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.

Danh sách cổ đông tại Công ty cổ phần Xây dựng CDC

Kinh doanh lao dốc

Công ty cổ phần Xây dựng CDC đã thực hiện nhiều công trình lớn như: Cụm tòa nhà Mipec Rubik Xuân Thủy và khu nhà ở Mipec Kiến Hưng (Hà Đông) có tổng giá trị gần 3.700 tỷ đồng; Tòa nhà chung cư Bình Minh Garden giá trị hơn 730 tỷ đồng,… Bên cạnh đó, thời gian quan, doanh nghiệp này cũng cho biết đã trúng thầu nhiều dự án như: Rubic 360 Xuân Thủy hơn 2.000 tỷ đồng; dự án Vinh Heritage - Mipec Tràng An 1.300 tỷ đồng; dự án Plaschem 93 Đức Giang 730 tỷ đồng,…

Đáng chú ý, Xây dựng CDC từng là thành viên của liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors - 1 trong 3 liên danh tham gia dự thầu siêu dự án sân bay Long Thành, do nhà thầu Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Xây dựng giao thông China Harbuor Engineering.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm tài chính 2023, doanh thu thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xây dựng CDC đạt hơn 1.813 tỷ đồng; giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022 (đạt hơn 2.360 tỷ đồng).

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng CDC giai đoạn 2022 - 2023

Trong giai đoạn 2022 – 2023, hoạt động thi công xây dựng luôn đóng vai trò chính trong nguồn thu (chiếm tỷ trọng từ 82% đến 95,5% trong tổng nguồn doanh thu thuần của toàn công ty).

Sự sụt giảm đến 34,1% doanh thu thuần của hoạt động thi công xây dựng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng âm của doanh thu thuần trong năm 2023. Doanh thu thi công xây dựng năm 2023 giảm gần 767,6 tỷ đồng so với năm 2022.

Trong năm tài chính 2023, biên lợi nhuận gộp của toàn công ty không có sự thay đổi nhiều so với năm 2022 khi giữ mức khoảng 3,9%. Biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng năm 2022-2023 có sự sụt giảm từ 1,5% xuống còn 0,7%.

Theo báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Xây dựng CDC vừa công bố, trong quý I/2024, Xây dựng CDC ghi nhận doanh thu đạt 539,82 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu bán hàng ghi nhận hơn 226,67 tỷ đồng, tăng gấp gần 7,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu hợp đồng xây dựng giảm tới 43,6%, từ 553,5 tỷ đồng xuống còn 311,8 tỷ đồng.

Trong kỳ, Lợi nhuận gộp đạt hơn 21,42 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 1,28 tỷ đồng; Doanh thu tài chính giảm giảm 4,35 tỷ đồng về 4,97 tỷ đồng, tương đương mức giảm 46,7%; Chi phí tài chính giảm 3,95 tỷ đồng về 3,85 tỷ đồng, tương đương mức giảm 50,6%; Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 0,4% lên mức 8,94 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận sau thuế của Xây dựng CDC đạt 10,8 tỷ đồng, giảm 9,9% so với cùng kỳ.

Trong năm 2024, Xây dựng CDC đặt kế hoạch doanh thu 2.426,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 48,82 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024 với lãi đạt 10,8 tỷ đồng, công ty mới hoàn thành 22,1% so với kế hoạch năm.

Nợ phải trả gấp 2,5 vốn chủ sở hữu

Tính đến ngày 30/6/2024, Xây dựng CDC có tổng cộng tài sản hơn 1.985,3 tỷ đồng, tăng 15,5% so với hồi đầu năm. Chiếm chủ yếu là tài sản ngắn hạn với 1.861,4 tỷ đồng, tương đương 93,7% tổng cộng tài sản.

Điểm đáng lưu ý, trong quý I/2024, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng 37,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 282 tỷ đồng lên 1.042,9 tỷ đồng. Trong đó, 992,6 tỷ đồng là phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Thuyết minh của công ty cho biết các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chủ yếu gồm: CTCP Thương mại và Dịch vụ Xuân Thuỷ hơn 150,4 tỷ đồng; CTCP Hoá dầu Quân đội hơn 125,3 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế kỷ hơn 93,6 tỷ đồng; CTCP CDC hạ tầng hơn 99,8 tỷ đồng; Tập đoàn Đông Đô hơn 58,6 tỷ đồng, …

Hàng tồn kho tại ngày 30/6/2024 ghi nhận hơn 523,7 tỷ đồng, chiếm 26,4% tổng tài sản. Công ty chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng tiền mặt và hơn 29,79 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (D/E) của Xây dựng CDC là 2,5 lần.

Tính đến ngày 30/6/2024, Xây dựng CDC ghi nhận nợ phải trả hơn 1.419,8 tỷ đồng, tăng 15% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn hơn 1.338,6 tỷ đồng, chiếm tới 94,2% nợ phải trả của công ty.

Tổng nợ vay của Xây dựng CDC ghi nhận hơn 416 tỷ đồng, chiếm gần 29,3% nợ phải trả. Trong đó, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 387,5 tỷ đồng và Vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 28,5 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Xây dựng CDC ghi nhận tại ngày 30/6/2024 hơn 565,5 tỷ đồng. Như vậy, hiện hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty là 2,5 lần.

Bên cạnh việc kinh doanh lao dốc, trong quý I/2024, dòng tiền kinh doanh của Xây dựng CDC âm 141,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 146,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư của công ty cũng âm 45,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 121,6 tỷ đồng, chủ yếu huy động vốn mới và tăng vay nợ.

Trong quý I/2024, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 65,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 12,1 tỷ đồng.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chậm đóng bảo hiểm xã hội 42,6 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chậm đóng bảo hiểm xã hội 42,6 tỷ đồng

Doanh nghiệp
(VNF) - Trong danh sách công khai của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. HCM, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) có tổng số tiền chậm đóng BHXH hơn 42,67 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục
Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Một chủ tàu du lịch ở Cảng quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) có 6 chiếc bị chìm, ước tính thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

(VNF) - Con số này cho thấy Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

(VNF) - Kho bạc Nhà nước bơm lượng lớn VND; USD giảm sâu; Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay; tín dụng bất động sản tại TP.HCM tăng cao... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

'Ma thuật' giúp tỷ phú Warren Buffett 'né' sự lao dốc của thị trường

'Ma thuật' giúp tỷ phú Warren Buffett 'né' sự lao dốc của thị trường

(VNF) - Bằng một loạt những hành động như tăng lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc cũng như giảm cổ phần tại một số công ty như Apple và Bank of America, "đế chế" Berkshire Hathaway của "thần chứng khoán" Warren Buffett hoàn toàn tránh được rủi ro khi thị trường Phố Wall lao dốc.

Lỗ luỹ kế hàng ngàn tỷ đồng: Giám sát chặt các hãng bảo hiểm nhân thọ

Lỗ luỹ kế hàng ngàn tỷ đồng: Giám sát chặt các hãng bảo hiểm nhân thọ

(VNF) - Kết quả kinh doanh nhiều năm liền lợi nhuận âm, khiến cho khoản lỗ luỹ kế ngày càng tăng thêm, lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, khiến cho bài toán kinh doanh tại Việt Nam của nhiều DNBH nước ngoài trở nên “u ám”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, thị trường vẫn rất tiềm năng cho các DNBH, nhưng cần có thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Ô tô bị đè nát trong bão YAGI được bảo hiểm bồi thường thế nào?

Ô tô bị đè nát trong bão YAGI được bảo hiểm bồi thường thế nào?

(VNF) - Siêu bão Yagi (bão số 3) quét qua các tỉnh thành, thiệt hại nặng nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… trong đó rất nhiều phương tiện ô tô bị cây đè, gây tổn thất về tài sản. Vậy những trường hợp do thiên tai như vậy có được bảo hiểm chi trả?

Hà Nội: Hơn 14.000 cây xanh gãy đổ tan hoang sau bão Yagi

Hà Nội: Hơn 14.000 cây xanh gãy đổ tan hoang sau bão Yagi

(VNF) - Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến phố.

Dự án khách sạn gần 3.000 tỷ nhiều năm chậm trễ trên đất vàng Đà Nẵng

Dự án khách sạn gần 3.000 tỷ nhiều năm chậm trễ trên đất vàng Đà Nẵng

(VNF) - Sau nhiều năm triển khai, dự án khách sạn gần 3.000 tỷ đang trong tình trạng "kín cổng cao tường" và không có dấu hiệu triển khai xây dựng.

Đồng Yên liên tục tăng giá, nhiều DN Việt bất ngờ hưởng lợi lớn

Đồng Yên liên tục tăng giá, nhiều DN Việt bất ngờ hưởng lợi lớn

(VNF) - Với đà tăng giá của đồng yên trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

(VNF) - Sau nhiều thập kỷ thống trị doanh số bán hàng tại Thái Lan, Mazda, Nissan và các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác đang mất dần vị thế tại thị trường này. Sự “đổ bộ” đột ngột của các thương hiệu xe điện Trung Quốc dường như đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô của quốc gia được mệnh danh là “Detroit của châu Á”.