'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vốn ngoại "nhòm ngó" ngành dược trước nay không phải chuyện lạ. Có thể ví dụ ngay 2 doanh nghiệp thuộc hàng lớn nhất ngành dược: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (HoSE: DMC) và Công ty Cổ phần Pymepharco (HoSE: PME).
Từ năm 2011, CFR International SPA đã nắm phần lớn cổ phần của Domesco (trên 44%) nhưng phải đến tận năm 2016, khi Domesco chính thức nới room ngoại lên 100%, cổ đông nước ngoài này mới hoàn tất nâng sở hữu lên trên 51%, biến Domesco thực sự trở thành công ty ngoại (CFR International SPA sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sang cho một công ty "anh em" cùng thuộc Tập đoàn Abbott).
Với trường hợp Pymepharco, cổ đông lớn nhất của công ty dược có vốn hóa trên 4.400 tỷ này hiện là Stada Service Holding B.V. Tổ chức này đang có lên kế hoạch nâng sở hữu lên 72% nhằm chi phối hoàn toàn Pymerpharco.
Ngoài 2 trường hợp điển hình trên, 2 "ông lớn" ngành dược khác là Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) và Công ty Cổ phần Traphaco (HoSE: TRA) cũng đang trong tầm tay nước ngoài khi các cổ đông lớn nhất đều là cổ đông ngoại, cùng với đó, tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đều lên đến trên 47%.
Theo quan sát, nhìn chung trong ngắn hạn, sự tham gia của vốn ngoại trong các trường hợp trên không gắn liền với diễn biến giá cổ phiếu.
Thế nhưng, mọi thứ thực sự khác biệt và đầy bất ngờ trong 2 trường hợp gần đây: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) và Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (HoSE: DCL).
Liên tiếp từ ngày 27/2 đến ngày 7/3, cổ phiếu DCL của Dược Cửu Long đã ghi nhận tới 7 phiên tăng trần, đưa giá cổ phiếu tăng từ 11.900 đồng/cổ phiếu lên 18.850 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng tới 58%.
Con số thậm chí còn ấn tượng hơn nếu tính trong 25 phiên giao dịch gần nhất. Cụ thể, từ ngày 25/1 đến ngày 8/3, thị giá DCL đã tăng từ 9.300 đồng/cổ phiếu lên 18.900 đồng/cổ phiếu, nghĩa là tăng... gấp đôi.
Diễn biến này được cho là liên quan đến việc chuyển đổi trái phiếu quốc tế thành cổ phiếu tại Dược Cửu Long.
Cách đây hơn 1 năm (tháng 2/2018), Dược Cửu Long đã hoàn tất phát hành 20 triệu trái phiếu chuyển đổi quốc tế riêng lẻ cho nhà đầu tư Rhinos Vietnam Convertible Bind Private Investment Fund No.3 do Rhino Asset Management Co., Ltd (RAM) quản lý.
Được biết, giá chuyển đổi là 25.000 đồng/cổ phiếu trong trường hợp không bị pha loãng trước thời gian chuyển đổi.
Đáng chú ý, sau 1 năm kể từ ngày phát hành trái phiếu, toàn bộ hoặc một phần số lượng trái phiếu phát hành được chuyển đổi thành cổ phiếu DCL, với giá trị chuyển đổi tối thiểu 5 triệu USD và tối đa là 20 triệu USD, tính theo đơn vị chẵn 1 triệu USD.
Như vậy, hiện đã đến thời hạn Rhinos chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Nếu chuyển đổi hết trái phiếu thành cổ phiếu, Rhinos sẽ trở thành cổ đông lớn của Dược Cửu Long với tỷ lệ sở hữu lên tới 24%.
Cổ đông lớn nhất của Dược Cửu Long đang là Công ty Cổ phần Tập đoàn F.I.T với tỷ lệ sở hữu trên 74%. Cổ phiếu FIT của tập đoàn này cũng đang tăng rất mạnh theo đà tăng của cổ phiếu DCL (6 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu FIT tăng tới 37%, trong đó có 5 phiên tăng trần).
Đối với trường hợp của Dược Hậu Giang, cổ phiếu DHG từ đầu năm đã tăng tới trên 50%, từ mức 79.000 đồng/cổ phiếu mở phiên 2/1 lên 119.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên 8/3.
Có phần tương tự như DCL, sự tăng giá này được cho là có liên quan đến nguồn vốn ngoại.
Ngày 28/2 vừa qua, hãng dược phẩm Nhật Bản Taisho Pharmaceutical đã ra thông báo sẽ mua thêm 28,36 triệu cổ phiếu DHG, tương đương 21,7% vốn điều lệ Dược Hậu Giang, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 56%, giành quyền kiểm soát công ty.
Mức giá dự kiến mua là 120.000 đồng/cổ phiếu.
Giới đầu tư thực ra đã nhìn nhận việc Taisho nâng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên trên 51% chỉ còn là vấn đề thời gian khi "ông lớn" ngành dược này chính thức mở 100% room ngoại hồi tháng 7/2018.
Tuy nhiên, khá lạ là kể từ khi nới room, cổ phiếu DHG lại rớt giá khá sâu từ mức 97.200 đồng/cổ phiếu chốt phiên 3/7/2018 xuống 73.500 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 24%.
Diễn biến này có thể đã đẩy nhiều nhà đầu cơ vào cảnh thua lỗ, tuy nhiên với các nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đem về sau hơn một năm là 22% - một mức sinh lời khá cao trong bối cảnh VN-Index trồi sụt. Còn với các nhà đầu tư "bắt đáy" ở thời điểm đầu năm, mức sinh lời là trên 50%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.