Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Biến động dòng chảy FDI
Theo Báo cáo “Giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu" của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI toàn cầu ước tính đạt 1.370 tỷ USD trong năm 2023, cho thấy mức tăng nhẹ (+3%) so với năm 2022. Tuy nhiên, sự gia tăng phần lớn là do tăng trưởng ở một số nền kinh tế lớn ở châu Âu, nếu loại trừ những kênh này, dòng vốn FDI toàn cầu thấp hơn 18%.
Cụ thể, ở các nước phát triển, FDI vào Liên minh châu Âu (EU) đã tăng từ -150 tỷ USD vào năm 2022 lên +141 tỷ USD do những biến động lớn ở Luxembourg và Hà Lan. Ngoại trừ hai quốc gia này, dòng vốn vào phần còn lại của EU giảm 23%, với sự sụt giảm ở một số nước nhận FDI lớn. Dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển khác cũng trì trệ, tăng trưởng bằng 0 ở Bắc Mỹ và giảm ở những nơi khác.
Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI giảm 9% xuống còn 841 tỷ USD. Trong đó, giảm 12% ở các nước châu Á đang phát triển và 1% ở châu Phi. Đầu vào FDI duy trì ổn định ở châu Mỹ Latin và Caribe, trong khi Trung Mỹ lại tăng trưởng.
ASEAN, vốn thường là động lực tăng trưởng FDI, đã báo cáo nguồn vốn FDI giảm 16% trong năm ngoái. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của khu vực đối với đầu tư sản xuất được nhấn mạnh bởi số lượng công bố dự án mới tăng 37%, với mức tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Campuchia. Ấn Độ báo cáo dòng vốn FDI giảm (-47%), nhưng số lượng công bố dự án mới ổn định, giúp nước này nằm trong top 5 điểm đến dự án lĩnh vực xanh toàn cầu.
Xu hướng nào cho năm 2024?
Theo các nhà kinh tế, có nhiều điểm sáng cho bức tranh đầu tư toàn cầu trong năm 2024. Đơn cử như việc lãi suất dự kiến sẽ giảm ở Mỹ và châu Âu khi lạm phát giảm. Chi phí vốn rẻ hơn sẽ mang lại cho các doanh nghiệp đa quốc gia cơ hội tốt hơn để chuyển hướng nguồn lực từ các thị trường nội địa thiếu hụt vốn và theo đuổi các cơ hội kinh doanh ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh. Nhiều vốn hơn, kết hợp với chu kỳ hàng hóa sôi động, sẽ khiến các khu vực giàu tài nguyên trở thành tâm điểm chú ý trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu.
Tính cạnh tranh thay đổi theo môi trường vĩ mô
Đối với một số quốc gia lớn, điều kiện kinh tế vĩ mô yếu kém sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024, bao gồm cả nhiều cường quốc như Anh và Đức. Tuy nhiên, các thị trường lớn vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư vì chúng cung cấp lượng khách hàng khổng lồ cũng như môi trường kinh doanh, nhân tài và cơ sở hạ tầng tốt nhất.
Thông thường trong điều kiện kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư tìm kiếm sự an ủi ở những thị trường an toàn. Tây u, Bắc Mỹ và một phần châu Á sẽ vẫn là những trọng điểm. Tuy nhiên, GlobalData cho biết khu vực nổi bật mới sẽ là Trung Đông, chủ yếu là nhờ Dubai - nơi sẽ trở thành thành phố điểm đến hàng đầu trên toàn cầu. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Arab Saudi, vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Ông Charlie Robertson, người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô tại công ty đầu tư FIM Partners, nhận định: “Đối với hầu hết châu Phi và Trung Đông, tài nguyên thiên nhiên vẫn sẽ thu hút hàng chục tỷ FDI vào năm 2024, nhờ vào yếu tố ‘địa’: địa lý, địa chất và địa chính trị”.
Ông Lawrence Yeo, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn AsiaBIZ Strategy, nhận xét: “Vẫn còn tình trạng thiếu đầu tư ở nhiều quốc gia. Và trong khi dòng vốn FDI toàn cầu đến châu Á đang phục hồi về mức trước đại dịch, dòng vốn này dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2024”. Dù vậy, danh sách theo dõi FDI nổi bật năm 2024 do bộ phận chuyên theo dõi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Financial Times công bố, Campuchia, Philippines và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia đang có động lực FDI mạnh mẽ hơn trong năm mới.
Áp lực lạm phát giảm
Tỷ lệ lạm phát đang chậm lại ở nhiều nền kinh tế toàn cầu, bao gồm hầu hết các nước G20. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ lạm phát của các nước vẫn cao hơn mục tiêu đặt ra. Ví dụ, ở Anh, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã chậm lại ở mức 4,6% vào tháng 10/2023 so với cùng kỳ năm 2022 (11%), nhưng vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2%. Mặc dù bức tranh lạm phát toàn cầu hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với một năm trước nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi các quốc gia đưa tỷ lệ lạm phát về mức mục tiêu.
Hầu hết các nền kinh tế đối phó với lạm phát gia tăng bằng cách tăng lãi suất. Các chính phủ có thể sẽ giữ lãi suất ở mức cao hiện tại vào đầu năm 2024 và dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất lũy tiến trong suốt thời gian còn lại của năm. Mặc dù vậy, sự không chắc chắn trong lộ trình cắt giảm lãi suất vẫn là một yếu tố cản trở nhỏ đối với ý định đầu tư vào năm 2024, vì mục tiêu chính của các ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát.
Căng thẳng địa chính trị
Trong năm 2023, chiến sự ở Ukraine gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ vậy, cuộc chiến Israel-Palestine và những bất ổn tại Biển Đỏ cũng khiến môi trường chính trị toàn cầu thêm bất ổn, thôi thúc các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.
Năm mới 2024 đã bắt đầu với môi trường chính trị đầy rủi ro, bên cạnh đó, năm nay còn là năm diễn ra một số cuộc bầu cử quan trọng, bao gồm cả bầu cử Tổng thống Mỹ, có thể khiến trật tự thế giới thay đổi và tạo ra những dòng chảy FDI mới.
Có thể thấy các công ty Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động đầu tư khỏi Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 2% tổng số dự án FDI ra nước ngoài của Mỹ, giảm so với mức 5% vào năm 2019. Điều này có lợi cho các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia và Philippines... Các công ty Mỹ cũng đang tìm cách đầu tư nhiều hơn vào các thị trường đang tăng trưởng. Các dự án ra nước ngoài vào các quốc gia như UAE và Arab Saudi sẽ tăng lên đáng kể.
Nguồn FDI vào trí tuệ nhân tạo (AI) và năng lượng sạch
AI là xu hướng đầu tư công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2023 và sẽ tiếp tục thu hút đầu tư trong suốt năm tới. GlobalData ước tính tổng thị trường AI sẽ trị giá 909 tỷ USD vào năm 2030. Các lĩnh vực phát triển công nghệ quan trọng khác vào năm 2024 còn bao gồm điện toán đám mây, an ninh mạng, IoT và robot.
Trong khi đó, các cuộc họp COP 28 gần đây một lần nữa nêu lên sự cần thiết của việc các công ty nước ngoài phải đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Khối lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế lần đầu tiên đã giảm vào năm 2023 sau vài năm. Năng lượng tái tạo được xếp hạng là lĩnh vực FDI lớn thứ 13 (theo số dự án) vào năm 2019 nhưng đã tăng lên vị trí thứ 6 vào năm 2022. Lĩnh vực này giảm một bậc vào năm 2023 nhưng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2024.
“Bất chấp những cơn gió ngược, tôi tin rằng năm 2024 sẽ là một năm mạnh mẽ nữa cho các dự án phát triển kinh tế”, ông Didi Caldwell, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Global Location Strategies, khẳng định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.