Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội cho phép Công ty Cổ phần bến xe Thanh Trì được đầu tư xây dựng bến xe khách Yên Sở (bến xe Thanh Trì) tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dự án bến xe khách kết hợp bãi đỗ xe này có diện tích 30.000m2, công suất 800-1000 lượt xe/ngày, giai đoạn đầu sẽ khai thác 400 lượt xe/ngày. Vốn đầu tư dự án là 118 tỷ đồng, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Tờ trình ngày 28/12/2017 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về Đồ án Quy hoạch bến xe Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết dự kiến sau năm 2025 sẽ chuyển các bến xe hiện có của Hà Nội ra khu vực vành đai 4. Trong đó, bến xe Gia Lâm và Giáp Bát sẽ di chuyển sau năm 2020, bến Mỹ Đình và Nước Ngầm di chuyển sau năm 2025; bến Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ chuyển về Bến xe Ngọc Hồi (bến phía Nam).
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội lại quy hoạch và cấp phép đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích khoảng 3,2 ha (cạnh Công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) có mặt tiền trên đường vành đai 3, cách Bến xe Nước Ngầm chỉ 1km và có thời gian hoạt động lên tới 50 năm.
Điểm bất hợp lý này được nhiều chuyên gia giao thông, doanh nghiệp vận tải xe khách và dư luận đặt câu hỏi “Hà Nội đã có chủ trương xây dựng bến xe Ngọc Hồi để chuyển bến Giáp Bát và sau này là bến Nước Ngầm xuống thì còn xây bến Yên Sở để làm gì?”
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ phản ánh về Dự án xây dựng bến xe Yên Sở.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ cho biết đơn vị này nhận được văn bản của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững về việc khẩn cấp xem xét, rà soát vấn đề thực hiện Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/3016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 liên quan đến quy hoạch xây dựng bến xe Yên Sở.
Theo ghi nhận của VietnamFinanace ngày 3/8, hiện khu vực Bến xe Yên Sở hiện đã được quây kín xung quanh bằng tôn, bên trong tiến hành san lấp mặt bằng và đưa máy khoan vào hoạt động mặc cho người dân xung quanh dự án này căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối.
Khu vực bến xe Yên Sở có mặt tiền trên đường vành đai 3, cách Bến xe Nước Ngầm chỉ 1km
Bản đồ quy hoạch về bến xe Yên Sở
Mặc dù bị dư luận và các chuyên gia giao thông trong ngành lên tiếng phản đối, tuy nhiên bên trong tiến độ san lấp mặt bằng diễn ra với tiến độ cao nhất
Phía sau bến xe Yên Sở là lòng hồ sâu, hiện đang được san lấp bằng cát.
Công nhân làm việc bên trong bến xe Yên Sở không được trang bị bảo hộ lao động
Điều đáng nói là khu vực bến xe Yên Sở chỉ cách khu chưng cư một bức tường
Mặc dù bị nhiều cư dân tại đây đã căng băng-rôn phản đối, nhưng dự án bến xe Yên Sở vẫn diễn ra bình thường
Bến xe Yên Sở nhìn từ trên cao cho thấy toàn bộ mặt phải tiếp giáp với khu dân cư đang sinh sống
Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, tuyến vành đai 3 đã thường xuyên ùn tắc (nhất là đoạn dẫn lên cầu Thanh Trì), nếu giờ có thêm 400-500 lượt xe/ngày thì ùn tắc nghiêm trọng là không thể tránh khỏi
Xem thêm video toàn cảnh bến xe Yên Sở từ trên cao:
Xem thêm: Yêu cầu làm rõ những điểm 'bất thường' về dự án bến xe tạm Yên Sở
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.