Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tổng giá trị 8 doanh nghiệp nói trên là 29.378 tỷ đồng. Trong đó, giá trị vốn nhà nước là 15.162 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 DNNN.
Về thoái vốn, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 5 đơn vị thực hiện thoái được 2.506 tỷ đồng vốn, thu về 6.458 tỷ đồng. Lũy kế đến nay mới chỉ có 16 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định 1232.
Trong khi đó, theo Quyết định số 1232 của Thủ tướng Chính phủ thì năm 2017 có 135 DNNN, năm 2018 có 181 DNNN phải thực hiện thoái vốn.
Như vậy, nhìn chung tiến độ triển khai cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước là chậm, hiện đều chưa đạt đến 10% kế hoạch và có khả năng không đạt được kế hoạch đề ra của năm 2018.
Tại phiên họp Chính phủ với các địa phương đầu tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, từ khi bắt đầu chủ trương cổ phần hóa đến nay, tổng số vốn nhà nước đã bán được rất ít, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đến 31/12/2017).
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân của tình trạng trên là do việc triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành cơ chế báo cáo ở một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự nghiêm túc.
Các doanh nghiệp cổ phần hóa còn tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa cần phải có thời gian xử lý, làm kéo dài thời gian thực hiện.
Trong đó, nổi cộm nhất là quá trình sắp xếp, xử lý đất đai khi cổ phần hóa còn rất chậm.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định: “Trong quá trình cổ phần hóa, việc xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp là rất quan trọng”.
Các vấn đề liên quan đến đất đai thường gặp trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn là: doanh nghiệp sử dụng nhiều diện tích đất, đất ở vị trí thuận lợi tại nhiều địa phương chưa thống nhất được phương án sử dụng đất với địa phương trước khi cổ phần hóa.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng chỉ ra rằng “thực tế quá trình các địa phương có ý kiến trả lời về phương án sử dụng đất và giá đất thường rất chậm dẫn đến việc phải kéo dài thời gian, điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa”.
“Một số địa phương chưa kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý đất đai của các doanh nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai”, lãnh đạo Bộ cho biết thêm.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.