Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Bộ Xây dựng, tình trạng các dự án triển khai không đồng bộ về cao độ nền xây dựng đang xảy ra khá phổ biến hiện nay. Một số dự án phát triển khu đô thị có cốt nền xây dựng sau khi hoàn thiện cao hơn cốt nền hiện trạng của khu đô thị hiện hữu, khiến khu vực đô thị hiện hữu trở thành lòng chảo, nước mặt của khu vực này không thể thoát ra bên ngoài gây nên tình trạng ngập úng.
Bên cạnh đó, việc cải cải tạo, nâng cấp các trục đường giao thông trong đô thị theo đúng cao trình theo quy hoạch đã dẫn đến tình trạng nền nhà dân thấp hơn nhiều so với mặt đường. Ví dụ, dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Kinh Dương Vương, TP. HCM dẫn đến tình trạng nhiều nền nhà dân thấp hơn mặt đường 1 - 1,2m.
Tình trạng ngược lại là nền nhà dân cao hơn nhiều so với mặt đường, ví dụ dự án xây dựng đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Hà Nội), mặt đường thấp hơn nền nhà dân từ 0,5 - 1,5m. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn công trình, sinh hoạt của người dân và cảnh quan đô thị.
"Nhiều tuyến đường giao thông khi tiến hành cải tạo, nâng cấp không bóc nền đường cũ làm thay đổi cốt bề mặt đường. Hoặc trường hợp một số tuyến đường, ngõ dọc hai bên tuyến đường chính chưa được nâng cấp đồng bộ, không đấu nối được hệ thống thoát nước ra cống chính gây ngập úng cục bộ.
"Ngoài ra, tại các khu vực đô thị cũ thường xảy ra tình trạng nhà sau xây cao hơn nhà trước, dẫn đến cao độ nền của khu vực lộn xộn, thiếu kiểm soát", Bộ Xây dựng nhìn nhận.
Theo Bộ Xây dựng, cao độ nền trong các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở để cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Tuy nhiên từ công tác quy hoạch, thiết kế, thi công đến công tác quản lý cao độ nền còn nhiều bất cập.
Cụ thể, đối với các thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc các đô thị tỉnh lỵ từ loại III nếu cần thiết), đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị được lập riêng sau khi đồ án quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Tuy nhiên thực tế các đô thị lớn chỉ lập đồ án quy hoạch thoát nước; quy hoạch thoát nước, chống ngập… hầu như chưa có đô thị nào thực hiện lập, phê duyệt quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.
Chất lượng đồ án quy hoạch đô thị, bao gồm nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị còn bị hạn chế về các cơ sở khoa học, số liệu khảo sát, khả năng dự báo, chuỗi số liệu điều kiện tự nhiên đặc biệt đối với các khu vực đô thị chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Năng lực đơn vị tư vấn chưa tốt, công tác lập quy hoạch kéo dài, phê duyệt không đồng bộ.
Quy hoạch cao độ nền đô thị cũng chưa phù hợp với thực tế phát triển, chưa xem xét đầy đủ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Và đặc biệt Bộ Xây dựng thừa nhận đang có tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát cao độ nền đô thị.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng thực hiện tổng kiểm tra, rà soát hệ thống mốc lưới cao độ nền đô thị trên toàn quốc. Trong đó, đánh giá hiện trạng hệ thống mốc lưới cao độ nền đô thị theo quy hoạch được duyệt; xác định các khu vực đô thị xảy ra ngập úng cục bộ, sụt lún, khu vực đô thị giáp gianh xảy ra chênh lệch cao độ nền, khu vực đô thị xảy ra chênh lệch cao độ nền so với quy hoạch được duyệt và đề xuất giải pháp xử lý.
Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị trong các đồ án quy hoạch đô thị phải phù hợp với thực trạng phát triển đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Ngoài ra, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý cao độ nền đô thị, quy định rõ trách nhiệm quản lý, giám sát của các cơ quan có liên quan.
Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý nhà nước về cao độ nền đô thị (kiểm soát cao độ xây dựng trong quá trình cấp giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng và nghiệm thu công trình; cắm mốc giới ngoài thực địa, công bố, công khai cốt xây dựng, mốc giới xây dựng; tăng cường quan trắc các khu vực có nền đất yếu, sụt lún...)
6 Bộ sẽ cùng bắt tay nhau thực hiện các giải pháp. Trong đó, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện tổng kiểm tra, rà soát hệ thống mốc lưới cao độ nền đô thị trên toàn quốc; nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, thiết kế, quản lý cao độ nền đô thị.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, giám sát hệ thống lưới độ cao quốc gia trên toàn quốc, có phương án đảm bảo hệ thống lưới độ cao quốc gia ổn định, thống nhất; quan trắc hàng năm, đo đạc, kiểm tra, cung cấp thông tin lưới độ cao quốc gia và bộ dữ liệu nền địa lý cho các địa phương quản lý thống nhất.
Bộ Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện lập quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo phạm vi, lĩnh vực quản lý đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch cao độ nền đô thị.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì kiểm tra, rà soát quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng chống lũ và đê điều trên toàn quốc đảm bảo phù hợp với những thay đổi về điều kiện địa hình, địa chất thủy văn, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình đô thị hóa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ bố trí đủ vốn ngân sách nhà nước cho công tác tổng kiểm tra, rà soát hệ thống lưới độ cao quốc gia, mốc lưới cao độ nền đô thị trên toàn quốc; nghiên cứu phân bổ vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm đảm bảo thoát nước mặt đô thị.
Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính để hỗ trợ tăng cường công tác quản lý cao độ nền đô thị.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có trách nhiệm trong việc phối hợp với các Bộ giải quyết các bất hợp lý của cao độ nền xây dựng trên địa bàn.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.