Toàn cảnh khu đất xây MM Mega Market Đà Nẵng trị giá 20 triệu USD
(VNF) - Dự án Trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng có tổng giá trị đầu tư dự án gần 20 triệu USD, với diện tích 19.197m2.
Theo VSA, từ năm 2012-2017, thép Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng 2,48 triệu tấn và nhập khẩu từ Mỹ khoảng 2,52 triệu tấn. Như vậy cán cân thương mại xuất nhập khẩu thép Việt – Mỹ xấp xỉ nhau.
Năm 2017, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khoảng 567.000 tấn, chỉ bằng 57% so với 2016. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ hơn 632.000 tấn. Sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam chiếm không đáng kể, khoảng 1,66% tổng thép nhập khẩu của Mỹ cả năm. Chủng loại thép Việt xuất sang Mỹ chủ yếu là phục vụ cho xây dựng dân dụng.
Hơn nữa, ngay sau khi tuyên bố áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ, thì quốc gia này lại loại trừ dần từng nước với lý do đồng minh thân cận. VSA cho rằng, điều này càng làm cho thị trường cạnh tranh thương mại không công bằng giữa các quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ. Hiện Việt Nam nằm trong số ít quốc gia chưa được xem xét miễn trừ.
"Như vậy, việc Chính phủ Mỹ áp dụng điều tra cho rằng thép Việt có nguy cơ đe dọa an ninh nước Mỹ là vô lý", VSA nhấn mạnh.
Theo VSA, năm 2017, Mỹ là thị trường xuất nhẩu thép thứ 2 của Việt Nam, sau ASEAN chiếm 11% với kim ngạch xuất khẩu gần 450 triệu USD. Do đó, mức thuế 25% sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất thép của Việt Nam, thậm chí có thể làm ngành thép Việt mất toàn bộ thị trường Mỹ. Ước tính thiệt hại trong 2-3 năm tới đây tại thị trường Mỹ có thể gấp 3-4 lần mức sụt giảm kim ngạch trong năm 2017 bởi thép Việt không thể cạnh tranh được so với Mỹ cũng như các nước nằm trong danh mục được Chính phủ nước này loại trừ.
VSA cho rằng mức thuế 25% có thể được áp dụng không giới hạn về mặt thời gian, do đó khả năng tiếp cận lại và mở rộng thị trường Mỹ là rất mong manh. Điều đáng ngại hơn là sau việc trên, Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với 26 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu, bao gồm thép Việt.
"Sức ép từ việc mất thị trường xuất khẩu kéo theo hàng loạt hệ lụy không nhỏ về tài chính cho ngành thép Việt khi mà phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành giai đoạn đầu tư, còn đang phụ thuộc vào sản xuất để thu hồi hàng trăm triệu USD đầu tư hoặc chi trả lãi vay khổng lồ. Xét một cách toàn diện hơn, ngành thép không chỉ đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu tăng trưởng mà hàng loạt các doanh nghiệp liên quan cũng như đời sống của hàng triệu công nhân cũng sẽ vô cùng khó khăn", văn bản của VSA nhận định.
Hiệp hội kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Ngoại giao làm việc với cơ quan hữu quan của Mỹ để bày tỏ quan điểm chính thức của Việt Nam đối với những áp đặt vô lý của quốc gia này. Đồng thời thực hiện tham vấn khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Việt Nam như các quốc gia khác đã thực hiện.
VSA cũng kiến nghị các Bộ, ngành yêu cầu Mỹ thực hiện miễn trừ áp dụng biện pháp 232 (thuế nhập khẩu bổ sung) đối với Việt Nam trên cơ sở quan hệ an ninh giữa 2 nước theo kế hoạch hành động về hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ giai đoạn 2018 – 2020 và tuyên bố chung về tăng cường đối tác toàn diện giữa 2 nước trong chuyến thăm của ông Donald Trump hồi cuối năm 2017.
Trong trường hợp Mỹ buộc phải áp dụng biện pháp 232 đối với Việt Nam thì VSA cho rằng nên đề nghị quốc gia này xem xét miễn trừ áp dụng đối với một sản phẩm thép Việt có kim ngạch xuất khẩu cao sang Mỹ.
Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ xem xét phương án rút lại cam kết ưu đãi thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu của Mỹ.
(VNF) - Dự án Trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng có tổng giá trị đầu tư dự án gần 20 triệu USD, với diện tích 19.197m2.