Tia sáng le lói cuối đường hầm sau một năm thương chiến Mỹ - Trung

Thành Đạt - 07/07/2019 14:31 (GMT+7)

Thỏa thuận đình chiến vừa đạt được dường như quá ít ỏi để giới chuyên gia có thể lạc quan về một tương lai tươi sáng cho quan hệ Mỹ - Trung sau một năm chiến tranh thương mại.

VNF
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một năm sau khi các đòn áp thuế thương mại “ăn miếng trả miếng” bắt đầu được tung ra khiến hệ thống thương mại toàn cầu trở nên rối loạn, rất ít chuyên gia thương mại cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được cải thiện.

Thay vào đó, các công ty được khuyến cáo nên sẵn sàng đương đầu với một cuộc chiến dài hơi, khi con đường chờ đợi họ phía trước được dự báo sẽ đầy rẫy những yếu tố bất ổn định, những dòng tweet “nóng nảy” và những đòn thuế quan có thể được tung ra bất cứ lúc nào.

Thay vì tiến triển để đạt được một thỏa thuận, và ngay cả khi hai bên đã nhất trí đình chiến thương mại tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tuần trước, Mỹ và Trung Quốc dường như vẫn kiên quyết bảo vệ lập trường bấy lâu nay của mình.

Về phía Trung Quốc, nước này vẫn luôn đặt ra một điều kiện tiên quyết trước khi đi đến bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ, đó là Washington phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan hiện thời áp lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

“Ở thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa nhìn ra viễn cảnh Mỹ sẽ dỡ bỏ toàn bộ thuế quan mà nước này đã áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là vấn đề đã ăn sâu và có nhiều mối lo ngại bắt nguồn từ hệ thống khiến Mỹ rất khó có thể dỡ bỏ các thuế quan đó”, Jon Cowley, luật sư thương mại quốc tế cấp cao tại hãng luật Baker McKenzie ở Hong Kong, nhận định.

“Hiện tại, những gì tôi biết được là Trung Quốc đang chờ xem Mỹ sẽ làm gì với việc đưa các công ty chủ chốt của Trung Quốc vào Danh sách Thực thể, sau đó họ mới đưa ra cam kết về việc mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, cho tới khi họ nhận được động thái tích cực trong lĩnh vực này”, luật sư Cowley bình luận, đề cập tới danh sách đen gồm các cá nhân và tổ chức bị Mỹ cho là có nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Washington.

Các chuyên gia thương mại, cựu quan chức chính phủ và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan dường như cũng lường trước được những khó khăn tiếp theo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thậm chí 12 tháng vừa qua mới chỉ là “câu đầu tiên trong chương đầu tiên” của lịch sử cuộc đối đầu mới giữa hai siêu cường thế giới.

Các chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng sự khó đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây hoang mang cho nhóm đàm phán thương mại Trung Quốc, đồng thời là rào cản chính để hai nước đạt được một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại.

“Có nhiều thăng trầm trong cuộc chiến thương mại suốt một năm qua. Cá tính của ông Trump đã góp phần tạo nên điều đó, nhưng phong cách của ông ấy cũng khiến Washington cẩn trọng hơn về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ít nhất trong ngắn hạn, tình trạng này sẽ không thay đổi”, Yu Wanli, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện nghiên cứu Charhar ở Bắc Kịnh, nhận định.

“Tôi đã nói chuyện với những người đồng cấp ở Washington. Họ rất cảnh giác với sự phát triển hiện thời của Trung Quốc. Trung Quốc bây giờ không còn là Trung Quốc mà họ từng biết, và họ cũng đang cố gắng tính toán xem làm thế nào để đương đầu với một Trung Quốc mới và trỗi dậy. Cuộc chiến thương mại không chỉ do riêng ông Trump phát động, ông ấy có các cố vấn đằng sau và một vài người trong số họ thậm chí còn diều hâu hơn cả ông Trump”, ông Yu nói, đồng thời cho biết phía Trung Quốc cảm thấy rất khó để “đọc vị” lập trường của Mỹ.

Mở hộp Pandora

Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc họp song phương bên lề hội nghị G20 tại Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Một số ý kiến cho rằng, việc thiếu rõ ràng về những gì Mỹ hy vọng đạt được từ các cuộc đàm phán khiến Trung Quốc không sẵn sàng đạt được một thỏa thuận. Một cựu quan chức Mỹ mô tả khuynh hướng thay đổi lập trường liên tục của Tổng thống Trump là “sự thiếu ổn định có chủ ý”, từ đó Nhà Trắng cũng cố tình gây cản trở cho tiến trình đàm phán với Trung Quốc, hết lần này đến lần khác.

“Hiện vẫn chưa rõ Mỹ muốn điều gì: tiếp cận thị trường, cải cách quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cưỡng ép, cải thiện môi trường kinh doanh tại Trung Quốc hay tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc?” Bryan Mercurio, giáo sư về luật kinh tế quốc tế tại Đại học Hong Kong Trung Quốc, cho biết.

Di sản chính sau một năm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vừa qua là tác động của cuộc chiến này tới chuỗi cung ứng và bình thường hóa chính sách thương mại mà một năm trước đó không được đề cập tới. Ngoài căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ cũng dọa sẽ thực hiện chương trình thuế quan toàn diện với Liên minh châu Âu, vũ khí hóa thuế quan như một phương thức để thay đổi chính sách nhập cư của Mexico, đồng thời áp thuế với cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuần này, viễn cảnh về một cuộc chiến thương mại Nhật - Hàn bắt đầu manh nha, khi Nhật Bản chính thức hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc một số vật liệu công nghệ cao được sử dụng để sản xuất màn hình điện thoại và chip, giữa lúc hai nước tranh cãi về vấn đề lao động cưỡng bức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Việc Hàn Quốc dọa đáp trả Nhật Bản đã cho thấy cách “đòn giáng” thương mại đang được sử dụng để giải quyết các tranh chấp địa chính trị giữa các nước.

“Mỹ thực sự đã mở chiếc hộp Pandora bằng cách sử dụng thuế quan thương mại như một vũ khí để đạt được các mục tiêu khác, đó là điều thực sự đáng lo ngại. Có thể thấy rằng Nhật Bản và các nước khác cũng đã học từ Mỹ trong việc cố gắng sử dụng cách thức tương tự, và đây thực sự là liều thuốc độc cho hệ thống thương mại thế giới”, Henry gao, giáo sư về luật thương mại tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết, nhắc tới sự tích về chiếc hộp kỳ bí chất chứa những điều tai ương cho thế giới trong thần thoại Hy Lạp.

Tuy vậy, một điều rõ ràng có thể nhận thấy sau một năm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đó là yếu tố bất ngờ hoàn toàn không còn nữa, thay vào đó, các doanh nghiệp bây giờ có thể lường trước kịch bản xấu nhất và lên kế hoạch sẵn sàng để đối phó với mỗi lời đe dọa của Tổng thống Trump.

Xem thêm >> Bất chấp rào cản từ Mỹ, Nga sẽ bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày mai (7/7)

Theo Dân Trí/SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.