Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 dưới góc nhìn của Tổ Tư vấn kinh tế
Thanh Long -
05/08/2018 09:50 (GMT+7)
(VNF) - Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra dự báo các biến số chủ chốt và các cân đối lớn theo các kịch bản giai đoạn 2018-2020. Nhóm chuyên gia này "chốt" 3 kịch bản chính, sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô dạng cấu trúc, số liệu năm từ 1990-2017.
Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng "chốt" 3 kịch bản kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020
Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho hay, Kịch bản 1 được xây dựng dựa trên giả thiết “điều kiện bình thường” của nền kinh tế. Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1, song có một số điều chỉnh theo hướng lạc quan (tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn, khu vực tư nhân lạc quan hơn vào tiến trình cải cách ở Việt Nam, v.v.) và có mức độ nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lớn hơn.
Kịch bản 3 giống với Kịch bản 1, song có đột phá về cải cách, chính sách kinh tế (trong đó có môi trường đầu tư-kinh doanh, chính sách cạnh tranh, đổi mới sáng tạo) dẫn tới cải thiện vốn đầu tư của khu vực tư nhân, cải thiện hiệu quả của DNNN, tạo được tác động lan tỏa tích cực của doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp trong nước, v.v.
Trong Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm trong giai đoạn 2018-2020 và 6,63%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP tăng từ 32,07% năm 2018 lên 35,49% năm 2020.
Dự báo lạm phát trong các kịch bản này đều ở mức dưới 4%/năm (tính theo trung bình CPI). Tăng trưởng xuất khẩu dự báo giảm còn 12,15% năm 2018 và 9,63% năm 2019, trước khi phục hồi ở mức hai chữ số năm 2020. Cán cân thương mại dự báo biến động giữa thặng dư và thâm hụt, trung bình đạt -0,19% GDP trong giai đoạn 2018-2020 và 0,24% GDP giai đoạn 2016-2020. Thâm hụt NSNN có xu hướng giảm liên tục, dự báo đạt mức 3,49% GDP vào năm 2020. Trong điều kiện cải thiện kỷ luật NSNN và vay nợ của Chính phủ, mức nợ công cũng giảm liên tục xuống còn 60,22% GDP vào năm 2020.
Trong Kịch bản 2, tốc độ tăng trưởng GDP nhìn chung đạt mục tiêu đề ra, trung bình đạt 6,83%/năm giai đoạn 2018-2020 và 6,70%/năm giai đoạn 2016-2020. Tăng trưởng có đóng góp ít hơn của tăng trưởng TFP: đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP tương ứng đạt 31,55% năm 2018 và 35,71% năm 2020.
Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn và tổng cầu tăng, mức tăng trưởng xuất khẩu đều ở mức 2 chữ số trong giai đoạn 2018-2020, trung bình đạt 12,4%/năm giai đoạn này và 14,41%/năm giai đoạn 2016-2020.
Lạm phát cao hơn một chút so với Kịch bản 1, thậm chí vượt 4% vào 2019-2020. Thâm hụt thương mại (so với GDP) cao hơn so với Kịch bản 1 trong giai đoạn 2019-2020. Thâm hụt NSNN tăng nhẹ so với kịch bản 1 trong 2019-2020. Nợ công giảm chậm hơn, còn 60,52% GDP vào năm 2020. Nếu theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, song đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn.
Kịch bản 3 là có đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng.
Theo kịch bản này, tốc độ tăng trưởng GDP vượt đáng kể mục tiêu đề ra, trung bình đạt 7,47%/năm giai đoạn 2018-2020 và 7,08%/năm giai đoạn 2016-2020. Tăng trưởng có đóng góp chủ yếu từ tăng trưởng TFP: đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP tương ứng đạt 35,11% năm 2018 và 44,27% năm 2020.
Trong điều kiện hiệu quả sản xuất được cải thiện, cạnh tranh xuất khẩu tăng, và tăng trưởng xuất khẩu đều ở mức cao trong giai đoạn 2018-2020, trung bình đạt 15,51%/năm giai đoạn này và 15,28%/năm giai đoạn 2016-2020. Lạm phát thấp hơn một chút so với Kịch bản 1. Thặng dư thương mại (so với GDP) cao hơn so với Kịch bản 1. Thâm hụt NSNN ổn định ở mức dưới 3,5% GDP. Nợ công giảm nhanh hơn, còn 58,28% GDP vào năm 2020. Nếu theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất.
(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
(VNF) - Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.
(VNF) - Bộ Tài chính vừa tăng mức chi công tác phí. Theo đó, từ ngày 4/5, lãnh đạo cấp bộ trưởng được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 4 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức cũ.
(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.