Học thuật

Trung gian là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Trung gian (mediation) là gì?

Trung gian là gì?

Trung gian (mediation) là thủ tục xử lý các tranh chấp, nhất là tranh chấp về lao động, trong đó bên thứ 3 (trung gian) gặp gỡ các bên tranh chấp và tìm cách giúp họ giải quyết những khác biệt về quan điểm và đi đến nhất trí thông qua việc tiếp tục thương lượng.

Trung gian (mediation) là thủ tục xử lý các tranh chấp, nhất là tranh chấp về lao động, trong đó bên thứ 3 (trung gian) gặp gỡ các bên tranh chấp và tìm cách giúp họ giải quyết những khác biệt về quan điểm và đi đến nhất trí thông qua việc tiếp tục thương lượng. Ở một số nước, khái niệm “hòa giải” khác với khái niệm "trung gian” ở mức độ can thiệp của người hòa giải vào quá trình khuyến khích các bên giải quyết những khác biệt của mình. Thông thường người hòa giải không nêu ý kiến trước, còn người trung gian thì chủ động nêu cách giải quyết để hai bên tham khảo.

Trong quá xử lý tranh chấp, bên thứ ba có quyền nêu ra khuyến nghị của mình và có thể quyết định xử lý sau khi đã nghe ý kiến của các bên.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa và hòa bình. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề khúc mắc của họ. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng.

Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được giập tắt họăc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định… Chính vì vai trò to lớn này nên trong quy định pháp luật, các nước thường đặt ra vấn đề hòa giải đầu tiên trong các cách giải quyết các tranh chấp. Và ở góc độ quốc tế, hòa giải cũng là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế được quy định tại Hiến Chương Liên Hiệp quốc.

Tin mới lên