10 năm gánh nợ chục nghìn tỷ, Bầu Đức quyết trả hết để thoát khỏi ngân hàng
Mai Anh -
18/12/2023 22:48 (GMT+7)
(VNF) - Từng là đại gia đi đầu trong lĩnh vực bất động sản, người giàu nhất nhì sàn chứng khoán, người hiếm hoi ở Việt Nam mua máy bay riêng nhưng rồi bầu Đức lâm cảnh nợ nần suốt chục năm trời. Ông đã phải cật lực làm việc, bán nhiều tài sản quyết tâm trả hết nợ.
Sai lầm dẫn đến mang nợ
Xuất phát là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gỗ, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bắt đầu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh từ năm 2002 với mảng cao su, tài chính, bóng đá và đặc biệt là bất động sản.
Năm 2002, HAGL thành lập Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh, đánh dấu cột mốc gia nhập thị trường bất động sản. HAGL từng sở hữu loạt khách sạn - du lịch lớn trải nhiều tỉnh, thành.
Trong vài năm sau đó, bất động sản trở thành lĩnh vực chủ lực của HAGL và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HAGL cũng trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2008-2009 với túi tiền hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nhưng từ 2009, bầu Đức tuyên bố từ bỏ bất động sản. Ngay năm đó, HAGL đã "bán tháo" một số dự án tại TP.HCM với mức giá không tưởng.
Năm 2010, HAGL đã bán chi nhánh khu nghỉ dưỡng HAGL Resort Quy Nhơn cho bên thứ ba với giá bán là 175 tỷ đồng. Đến năm 2012, HAGL bán HAGL Resort Đà Lạt.
Cũng từ 2012 trở đi, bầu Đức từng bước thoái vốn khỏi bất động sản, bán dần các quỹ đất vốn là thế mạnh của công ty để dốc toàn lực phát triển nông nghiệp tại Lào và Campuchia.
Từ năm 2012, HAGL bắt đầu quá trình “nông nghiệp hóa” với việc trồng cao su, mía và xây dựng nhà máy sản xuất đường, trồng thử nghiệm cây cọ dầu. Bầu Đức nổi tiếng với tuyên bố "bán nhà cũng phải trồng cao su".
Năm 2013, HAGL đầu tư sang thị trường Myanmar, khởi công dự án Khu phức hợp HAGL Myanmar Center tại thành phố Yangoon với tổng vốn đầu tư là 16.000 tỷ đồng.
Dù mang nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng HAGL vẫn quyết định "buông tay" với dự án HAGL Myanmar Center, “nhường lại” cuộc chơi bất động sản tại Myanmar cho Tập đoàn Thaco của ông Trần Bá Dương.
Việc song song phát triển dự án bất động sản ở nước ngoài và làm nông nghiệp, nợ của HAG ngày càng bành trướng, đỉnh điểm là giai đoạn 2015-2016, nợ vay của HAGL vượt ngưỡng 27.000 tỷ đồng, chiếm quá bán tổng tài sản.
Trong mười mấy năm sau quyết định dứt tình với bất động sản, bầu Đức liên tục gặp khó khăn do làm nông nghiệp quy mô lớn không thuận lợi. Nợ nần đeo bám ông suốt nhiều năm.
Để tái cơ cấu, đại gia phố núi cũng liên tục bán nhiều dự án thủy điện, các công ty con thuộc nhóm cao su Đông Dương, Đông Pênh Agrico, cao su Trung Nguyên để giải quyết nhu cầu thanh khoản. Đáng chú ý, năm 2021, HAGL quyết định bán HAGL Agrico cho Thaco với giá 9.095 tỷ đồng.
Quyết tâm dứt nợ của bầu Đức
Trong nhiều cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư, bầu Đức thường nhắc đến "trả hết nợ" như một nhiệm vụ bắt buộc đến năm 2025.
Tại hội nghị gần đây nhất (ngày 15/12), bầu Đức đã thông tin về kế hoạch trả nợ vay và xóa lỗ lũy kế. Bầu Đức thừa nhận bản thân là người có nợ lớn, hiểu cảm giác của người mang nợ, hiểu cảm giác của người mất thanh khoản.
Tự nhận là người đi từ thấp nhất lên đỉnh cao năm 2007-2012 rồi "thất bại, xuống âm phủ ngồi cho người ta khinh", ông Đức hiểu cảm giác nợ bị ngân hàng quấy rầy. Ông nói là "nhục lắm, nếu có lòng tự trọng".
Theo chia sẻ của bầu Đức, năm 2016, HAGL nợ đến 28.000 tỷ đồng, giờ còn nợ 6.000 tỷ đồng.
"Ưu tiên số 1 của HAGL là trả nợ. Chúng tôi nỗ lực tháng 6/2024 sẽ xóa lỗ lũy kế, năm 2026 sẽ trả hết nợ và trở thành công ty đầu tiên trên sàn chứng khoán không có nợ, kể cả vay vốn lưu động", bầu Đức khẳng định.
Nếu theo đúng kế hoạch thì đến tháng 6/2024, HAGL sẽ xóa lỗ lũy kế, nghĩa là trong 2 quý đầu năm sau HAGL sẽ lãi một khoản tương ứng 1.200 tỷ đồng - gấp ba lần kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2023.
Để chuẩn bị cho nguồn tài chính trả nợ, ông Đức cho biết đã làm việc với một ngân hàng để đàm phán trả nợ trước hạn. Đồng thời, bầu Đức dự định sẽ bán Bệnh viện Đại học Y Dược - HAGL với giá 180 tỷ đồng.
Trước đó, HAGL đã liên tục công bố thông tin về việc xử lý các khoản nợ, cơ cấu nợ.
Mới đây, Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai (công ty con của HAGL) đã thanh toán 750 tỷ đồng (bao gồm toàn bộ nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trong hạn hơn 163 tỷ đồng) cho Eximbank để tất toán các khoản vay từ năm 2014.
HAGL cũng đã thanh toán 200 tỷ đồng nợ gốc lô trái phiếu có mã HAGLBOND16.26. Số tiền này đến từ việc thu nợ của Công ty Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico).
Ngoài ra, HAGL cũng bán khách sạn HAGL thu về 180 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến để trả nợ trái phiếu HAGL được phát hành năm 2016 cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Khách sạn này được xem là bất động sản thương mại lớn cuối cùng của công ty bầu Đức. Việc này đồng nghĩa bầu Đức cũng chính thức “đoạn tuyệt” và xóa đi ký ức về một thời vàng son với lĩnh vực bất động sản.
Bên cạnh việc bán tài sản, thu nợ, HAGL có kế hoạch chào bán cổ phiếu để huy động vốn, dự kiến thu về 1.300 tỷ đồng, từ 3 nhà đầu tư gồm Chứng khoán LPBank, Tập đoàn Thaigroup và nhà đầu tư cá nhân Nguyễn Đức Quân Tùng.
Dự kiến, tiền huy động được sẽ thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu trị giá 330,5 tỷ đồng, cơ cấu lại các khoản nợ vay 269 tỷ đồng tại TPBank và bổ sung nguồn vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho công ty con Hưng Thắng Lợi Gia Lai (700 tỷ đồng).
Đi kèm với những thông tin về nhà đầu tư mới, thị trường chứng khoán chứng kiến lại chuỗi ngày tăng giá ấn tượng của cổ phiếu HAG của bầu Đức.
Trong vòng 2 tháng, thị giá HAG vượt qua mệnh giá và hướng tới vùng cao nhất 1 năm. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (15/12), giá cổ phiếu HAG đạt 13.050 đồng/cp, tăng gần 70% kể từ đầu tháng 10 đến nay.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai lập công ty điện, Tỷ phú Trần Bá Dương đầu tư 7.200 tỷ làm hạ tầng ở Quảng Nam, Chủ tịch Đỗ Hà Nam nhận thù lao 10 triệu đồng/tháng, ... là những thông tin về doanh nhân nổi bật tuần qua.
(VNF) - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
(VNF) - Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định miễn nhiệm ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) khỏi chức vụ Ủy viên khóa X.
(VNF) - Quang Linh - một YouTuber nổi tiếng với kênh "Quang Linh Vlogs - Cuộc sống châu Phi", đã có một hành trình đáng chú ý từ một thợ xây nghèo khó ở Angola đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thiện nguyện và xã hội. Tuy nhiên, mới đây, anh lại gây chú ý khi bị bắt liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả.
(VNF) - Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng vì không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về việc cô được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation Group – một tập đoàn đa quốc gia sở hữu sở hữu 10 thương hiệu trải dài trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ du lịch, bất động sản,…
(VNF) - Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bãi nhiệm Tổng thống Yoon Suk Yeol với lý do vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực dân chủ và pháp quyền.
(VNF) - Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện góp mặt. Tài sản của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD và không còn nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes ghi nhận.
(VNF) - Sinh ra trong gia đình có nền tảng tại Hà Nội, Lê Vân Hương (Quýt) không chọn
cuộc sống an nhàn mà quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh bất động sản
đầy thử thách. Bằng sự nhạy bén, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi không
ngừng, Vân Hương đã gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ.
(VNF) - Biến động tài sản tỷ phú Việt; sếp công ty nghìn tỷ từ nhiệm sau bê bối đánh bạc; đại gia thép sa thải 1.600 người, nợ 6.200 tỷ; ... là những tin tức nóng về doanh nhân tuần qua.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh được biết đến là người khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, ông đã gây dựng doanh nghiệp nhỏ với quy mô nhân sự ít ỏi, trở thành tập đoàn có quy mô rộng lớn với chi nhánh khắp 50 quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam thời đại mới.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Hồ Hùng Anh chứng kiến tài sản tăng mạnh, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang lại đối mặt với sự suy giảm, khiến thứ hạng tụt dốc.
(VNF) - Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao trước những ồn ào xoay quanh ViruSs và Pháo. Drama này không chỉ tạo nên làn sóng tranh luận mà còn mang đến lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả hai, từ doanh thu livestream đến lượt xem MV tăng vọt.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc đang rầm rộ đưa tin về việc lần đầu tiên một công ty niêm yết Trung Quốc có một nữ Giám đốc điều hành (CEO) là người Việt Nam.
(VNF) - Là "chiến thần livestream" thế hệ mới với những thành tích bán hàng lên đến con hàng chục tỷ đồng mỗi phiên live, việc Hằng Du mục kiếm hàng tỷ đồng hoa hồng sau khi livestream là điều không khó. Không những vậy, cô còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, từ lĩnh vực giải trí cho đến sản xuất, phân phối sản phẩm, tất cả đều góp phần tạo nên khối tài sản đáng kể của cô.
(VNF) - Nhấn mạnh không có khoa học công nghệ thì không phát triển được, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo đánh giá Nghị quyết 57 là động lực để phát triển, đồng thời khai thác được nguồn lực của người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Bên cạnh màn xuất hiện ấn tượng gây “bão mạng” trong MV Bắc Bling hợp tác cùng nữ ca sĩ Hòa Minzy, nhiều khán giả không khỏi thắc mắc NSƯT Xuân Hinh giàu có cỡ nào mà nữ ca sĩ không đủ tiền trả cát-xê.
(VNF) - Ngày 19/3/2025, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã bầu ông Tan Bo Quan (Andy), quốc tịch Singapore, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế cố Chủ tịch Kou Kok Yiow.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai lập công ty điện, Tỷ phú Trần Bá Dương đầu tư 7.200 tỷ làm hạ tầng ở Quảng Nam, Chủ tịch Đỗ Hà Nam nhận thù lao 10 triệu đồng/tháng, ... là những thông tin về doanh nhân nổi bật tuần qua.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.