'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Sở Giao thông Vận tải về đề án đầu tư phương tiện, tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch (xe điện) có trợ giá trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, thực hiện chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký vận hành 10 tuyến buýt mới bằng xe chạy điện và cam kết đầu tư 150-200 xe điện, đầu tư trung tâm quản lý và vận hành xe buýt thông minh, đề-pô và hệ thống trạm sạc pin tại các điểm đầu cuối; bãi đỗ xe ban đêm để đáp ứng yêu cầu vận hành.
Trước đề án của Tập đoàn Vingroup, Sở Giao thông Vận tải đề xuất: trong trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích thì UBND thành phố Hà Nội xem xét chấp thuận mở mới các tuyến xe buýt điện và chủ trương đặt hàng tạm thời cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện cho Tập đoàn Vingroup để vận hành tuyến xe buýt nằm trong danh mục tuyến mở mới trong năm 2020.
Xe buýt điện của Tập đoàn Vingroup
Hiện Tập đoàn Vingroup đang làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để bảo đảm các xe buýt điện sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy chuẩn hiện hành.
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã trình UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt danh mục 30 tuyến buýt trợ giá mở mới trong năm 2020, bao gồm 8 tuyến ngoại thành, 18 tuyến tiếp cận và 4 tuyến kết nối sân bay.
Theo danh mục trên, 8 tuyến buýt ngoại thành bao gồm: Khánh Hà (Thường Tín) - Đại học Mỏ; bến xe Gia Lâm - Văn Đức (Gia Lâm); Long Biên - Dương Hà (Gia Lâm); Nhổn - Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam; bến xe Giáp Bát - Quang Lãng (Phú Xuyên); bến xe Yên Nghĩa - Chùa Thầy; Nhổn - Đông La (Hoài Đức); bến xe Yên Nghĩa - Kênh Đào (An Mỹ, Mỹ Đức).
18 tuyến buýt tiếp cận nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, kết nối của xe buýt tới các trung tâm phát sinh nhu cầu (khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bến xe, ga đường sắt đô thị), gồm: khu đô thị Linh Đàm - bến xe Gia Lâm; khu đô thị Sunny Garden - Long Biên; khu đô thị Splendora - bến xe Giáp Bát; khu đô thị Gamuda - Công viên Hòa Bình; khu đô thị Thanh Hà - khu Ngoại giao đoàn; khu đô thị Thanh Hà - bến xe Gia Lâm; Long Biên - Trần Phú - khu đô thị Vinhomes Smart City;
Khu đô thị Vinhomes Smart City - công viên nước Hồ Tây; bến xe Giáp Bát - khu đô thị Vinhomes Smart City; Long Biên - Cầu Giấy - khu đô thị Vinhomes Smart City; Hào Nam - khu đô thị Vinhomes Ocean Park; bến xe Mỹ Đình - khu đô thị Vinhomes Ocean Park; Mỹ Đình (Hàm Nghi) - khu đô thị Vinhomes Ocean Park; khu liên cơ quan sở, ngành Hà Nội - khu đô thị Times City; khu đô thị Vinhome Smart City - Vincom Long Biên; trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông - công viên nước Hồ Tây; Kim Mã - Tả Thanh Oai; Cổ Bi (Gia Lâm) - Long Biên.
4 tuyến buýt kết nối với Sân bay sẽ giúp kết nối các khu đô thị, các quận, huyện với sân bay Nội Bài, gồm: bến xe Nước Ngầm - sân bay Nội Bài; khu đô thị Splendora - sân bay Nội Bài; khu đô thị Vinhomes Ocean Park - sân bay Nội Bài; khu đô thị Thanh Hà - sân bay Nội Bài.
Tính đến hết tháng 5/2020, mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 126 tuyến, trong đó có 104 tuyến buýt có trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour. |
Xem thêm: Nissan X-Trail bị 'khai tử'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.