Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Tại tọa đàm "Tắt sóng 2G, người dân cần chuẩn bị gì?", diễn ra ngày 18/7, đại diện Cục Viễn thông cho biết công nghệ 2G đã 30 tuổi và 3G gần 20 năm tuổi hiện là những công nghệ lỗi thời và mạng cần được hiện đại hóa.
Trong khi đó, công nghệ 4G, 5G và sắp tới là 6G là sự phát triển tiếp theo của mạng di động và cung cấp các tùy chọn tối ưu hóa bao gồm tốc độ nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và hiệu quả hoạt động.
Với xu hướng trên thế giới và thực tế triển khai mạng và sự phát triển dịch vụ, tại Việt Nam cả 2 công nghệ 2G và 3G đều đã được xây dựng kế hoạch dừng. Với 2G sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn 2024 và 2026 còn 3G thì 2028.
Qua nhiều cuộc họp, lấy ý kiến các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định công nghệ 2G, 3G đều là công nghệ cũ. Tuy nhiên, 2G là công nghệ cũ hơn, hầu hết thiết bị mạng 2G của các doanh nghiệp di động đã hết khấu hao, đa phần là các thiết bị lỗi thời, tiêu hao năng lượng lớn, hiệu suất sử dụng tần số không cao, một số thiết bị không còn nguồn cung ứng để thay thế, sửa chữa. Do vậy, chủ trương dừng công nghệ 2G đã được đồng thuận và thể hiện tại thông tư quy hoạch băng tần 900 MHz.
Theo thống kê đến tháng 5/2024, số lượng thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G đã giảm đáng kể, chỉ còn hơn 11 triệu thuê bao, chiếm tỷ lệ khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc.
Việc dừng công nghệ 2G theo 2 pha. Trong đó, pha 1 từ tháng 9/2024 dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G (2G only); pha 2 từ tháng 9/2026 dừng hệ thống 2G.
Hiện nay, các doanh nghiệp dựa trên thực tế khai thác của mình sẽ tắt dần các trạm 2G tại các khu vực không phát sinh lưu lượng qua mạng 2G.
Việc tắt sóng 2G đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.
Cụ thể, với người dân, việc tắt sóng 2G sẽ giúp họ được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G chất lượng cao hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam của Chính phủ.
Đối với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác, và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện. Vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.
Còn đối với Chính phủ, việc tắt sóng 2G sẽ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.
Tại tọa đàm, ông Trương Minh Hoàng, Giám đốc phát triển kinh doanh dịch vụ của Thế Giới Di Động cho biết doanh nghiệp này đã nhận được thông tin của Bộ TT&TT về kế hoạch tắt sóng 2G và đang liên hệ với các hãng, đồng hành cùng các nhà mạng, hỗ trợ các sản phẩm SIM data miễn phí để khách hàng chuyển dịch trong tương lai.
"Thế Giới Di Động đang có chiến dịch cụ thể cho khách hàng để họ mang máy đến cửa hàng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thu hồi tiêu huỷ hoặc bán sang thị trường khác. Đồng thời, Thế Giới Di Động đã chủ động liên hệ với các nhà sản xuất điện thoại để hỗ trợ cho khách hàng các dòng máy từ 390.000 đồng - 1,5 triệu đồng. Với các khách hàng mới sử dụng smartphone, họ thường dùng máy ở mức giá 1,9 - 5 triệu đồng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ SIM hoặc data miễn phí, cùng chính sách trả góp, thậm chí không cần trả trước", ông Hoàng nói.
Còn theo ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc kinh doanh Di động Việt, doanh nghiệp này có 3 nhóm khách hàng, trong đó phần lớn sẽ đổi từ điện thoại 2G cũ lên smartphone phân khúc thấp 4-5 triệu đồng như của Oppo, Xiaomi; một số người quen sử dụng điện thoại phím bấm sẽ đổi sang điện thoại 4G tương tự; cuối cùng là doanh nhân sử dụng Vertu 2G trước đây sang Vertu 4G chính hãng phân phối tại Việt Nam.
Về phía Oppo Việt Nam, doanh nghiệp này cho biết đã hỗ trợ điều này từ lâu, việc tắt sóng 2G là điều tất yếu để nhường chỗ cho các công nghệ khác. Công nghệ AI phát triển cùng công nghệ 5G sẽ mang đến các lợi ích cho người dùng cũng như doanh nghiệp trong thời gian tới.
"Oppo đã chuẩn bị các mẫu smartphone dưới 5 triệu đồng, tập trung vào các yếu tố người dùng cần như thiết kế đẹp, pin lớn, sạc nhanh và độ bền cao. Đây được coi là phân khúc vàng và Oppo đã ra mắt nhiều mẫu smartphone với nhiều cấu hình, thiết kế khác nhau có giá bán khoảng từ 2-4 triệu đồng. Việc này giúp người dùng có thể dễ dàng chi tiêu cho một mẫu điện thoại mới và với người dùng đã quen với feature phone cũng có thể chuyển sang smartphone một cách nhanh chóng hơn", đại diện doanh nghiệp nói.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.