3 lý do HDBank sáp nhập PGBank

Minh Tâm - 21/04/2018 10:36 (GMT+7)

(VNF) – Đề án sáp nhập PGBank vào HDBank nêu ra 3 lý do của việc sáp nhập…

VNF
1 cổ phiếu PGBank sẽ hoán đổi lấy 0,621 cổ phiếu HDBank

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) vừa chính thức trình kế hoạch sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) lên đại hội đồng cổ đông.

Đề án sáp nhập PGBank vào HDBank đưa ra 3 lý do của việc sáp nhập. Thứ nhất, quy mô vốn nhỏ là một thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhóm khách hàng mục tiêu của PGBank.

Theo Đề án, PGBank tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười với số vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng, tăng lên 3.000 tỷ đồng như hiện nay.

Ngay từ khi thành lập, với sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn nước ngoài, PGBank đã xác định chiến lược phát triển tập trung thực hiện vai trò cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex và các đơn vị liên quan, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân thông qua mạng lưới cây xăng của Petrolimex - là những lĩnh vực mà PGBank có lợi thế cạnh tranh, nhằm tạo sự khác biệt hóa và ưu thế nổi trội trong hoạt động.

Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, mạng lưới hoạt động còn mỏng khiến PGBank gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho Petrolimex, công ty thành viên và các đơn vị liên quan. Điều này dẫn đến sự cần thiết của việc gia tăng quy mô để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh ban đầu.

Thực tế, PGBank đã thực hiện 5 lần tăng vốn từ năm 2006 đến nay, một phần do nhu cầu nói trên, phần khác do thực hiện theo đúng lộ trình tăng vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, áp lực tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 đã dẫn đến sự tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro của PGBank trong giai đoạn trước đây.Trong giai đoạn 2007-2010, xét theo số liệu bình quân, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của PGBank đạt 113%, tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 100%, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đạt 87%. Áp lực tăng trưởng nóng trong thời gian ngắn cùng với những khó khăn của nền kinh tế đã làm gia tăng rủi ro đối với hoạt động của PGBank.

Thứ hai, sáp nhập là phương án khả thi và hiệu quả khi cổ đông lớn của PGBank là Petrolimex phải xây dựng lộ trình cụ thể để giảm tỷ lệ sở hữu của Petrolimex tại PGBank theo chủ trương của Chính phủ.

Đề án nêu rõ, hiện nay, Petrolimex là cổ đông lớn của PGBank với tỷ lệ sở hữu 40% vốn điều lệ. Căn cứ theo Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1117/QĐ-TTg, Nghị quyết số 15/NQ-CP, Petrolimex phải thực hiện thoái vốn ngoài ngành theo đúng chủ trương của Chính phủ về việc thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành chính, tập trung vào các ngành nghề theo chiến lược ban đầu.

Trên cơ sở đó, Petrolimex có thể bảo toàn, thu hồi và sử dụng hiệu quả phần vốn của Nhà nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn, tập trung hơn cho các hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực xăng dầu.

Thứ ba, việc sáp nhập là một trong những nội dung được Chính phủ khuyến khích thực hiện trong công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020, đặc biệt sau khi các ngân hàng trước đây tham gia sáp nhập đã bắt đầu kinh doanh có lãi.

Đề án nhấn mạnh, việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng đang là một trong những chủ trương của Chính phủ và NHNN nhằm mục đích tái cơ cấu và ổn định nền kinh tế và hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn và bền vững.

Theo Quyết định số 1058/QĐ-Ttg về Phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" được Thủ tướng phê duyệt ngày 19/07/2017 nhấn mạnh việc mua bán sáp nhập, hợp nhất (M&A) ngân hàng là một trong những nội dung được Chính phủ khuyến khích thực hiện.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện việc các tổ chức tín dụng lành mạnh thực hiện việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện để trở thành các định chế tài chính có quy mô lớn và quản trị tốt hơn. Do đó, thực hiện sáp nhập một ngân hàng phù hợp về chiến lược và lợi thế là phương án tối ưu giúp HDBank đạt được các mục tiêu tăng trưởng về chất lượng và quy mô một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

Cùng chuyên mục
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ

Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ

(VNF) - Bà Lê Thị Hà Thành sẽ nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG trị giá khoảng 450 tỷ đồng từ Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng từ chồng là cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn.

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

(VNF) - Danh sách cổ đông được ACB công bố đợt này có 2 cá nhân và 3 tổ chức với tổng tỷ lệ sở hữu là 6,774% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn.

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

(VNF) - Theo Dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ là Tổ trưởng. Hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó.

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

(VNF) - Môi trường kinh doanh và triển vọng tại Trung Quốc dường như đã xấu đi trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, khi có tới 25% nhà đầu tư thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) cắt giảm đầu tư vào Bắc Kinh.

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

(VNF) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong tháng 8, tỉnh đã cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 108 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,21 triệu USD.

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

(VNF) - Chuỗi cà phê nổi tiếng Katinat đã thông báo trên trang fanpage chiến dịch ủng hộ miền Bắc ảnh hưởng lũ lụt bằng cách trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra từ ngày 12-30/9. Bài viết đã ghi nhận gần 23.000 bình luận và hơn 6.600 lượt chia sẻ.

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam ngày 7/9 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với khu vực miền Bắc nước ta. Nhằm đồng hành cùng các đơn vị trong giai đoạn khó khăn này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance sẽ triển khai chương trình hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

(VNF) - Trong bối cảnh bão lũ đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, cộng đồng doanh nghiệp đã có những hành động hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

(VNF) - Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết, những câu chuyện thú vị, ít người biết về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long mà sách vở hiện nay chưa khai thác nhiều.

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh, nhiều ngân hàng hôm nay hạ tới hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại một số ngân hàng đã xuống mức 24.700 đồng/USD.

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão  Yagi

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão Yagi

(VNF) - Nhà cửa tốc mái, cây xanh ngổn ngang, ki ốt đổ nát, tài sản hư hỏng…khung cảnh phố du lịch trung tâm Thị trấn Cát Bà, Hải Phòng bị xoáy nát trong 1 cái 'cối xay' khổng lồ 'siêu' bão Yagi