Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam đang cùng chứng kiến hiện tượng kỳ lạ: kinh tế suy thoái nặng nề nhưng thị trường chứng khoán lại hồi phục mạnh mẽ.
Nhiều quan điểm lý giải cho hiện tượng này đã được VietnamFinance gửi tới bạn đọc, chẳng hạn như quan điểm về một "đại bull-trap" (xem thêm: 'Đại bull-trap' năm 2020) hay góc nhìn của nhà kinh tế học Paul Krugman nhấn mạnh rằng "thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế" và "chứng khoán mạnh bởi vì toàn bộ nền kinh tế yếu" (xem thêm: Kinh tế sụp đổ, cổ phiếu tăng giá: Điều gì đang diễn ra?).
Mới đây, Michael Burry - nhà quản lý quỹ nổi danh với thương vụ "The Big Short" trong khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 (đã được chuyển thể thành phim) - đã đưa ra lý giải của ông về "hiện tượng lạ" này.
Burry chỉ mới xuất hiện trên Twitter khi cuộc khủng hoảng Covid-19 nổ ra. Thực tế thì nội dung mà ông đăng rất ít khi nói về thị trường chứng khoán mà thường xoay quanh các quan điểm của ông về biện pháp đối phó với dịch Covid-19 (ông tốt nghiệp đại học y), trong đó nổi bật là quan điểm cho rằng các biện pháp "đóng cửa" nền kinh tế diện rộng là "quá mức" và đẩy người nghèo, người yếu thế vào cảnh khốn cùng.
Trong bài đăng gần nhất trên Twitter, Burry đã nêu ra 3 lý do khiến thị trường chứng khoán tăng điểm ngược dòng với diễn biến kinh tế.
Thứ nhất là chính sách lãi suất 0% (ZIRP - zero interest rate policy). Thứ hai là hiện tượng "không có lựa chọn nào khác" (TINA - there is no alternative), hàm ý rằng không có kênh đầu tư nào lý tưởng hơn chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Thứ ba là hiệu ứng "lo sợ bị bỏ lỡ" (FOMO - fear of missing out), ám chỉ đông đảo nhà đầu tư mặc dù ban đầu đánh giá thị trường tăng lên là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng do thị trường tăng quá mạnh, họ sợ bỏ lỡ cơ hội nên cũng nhảy vào mua.
Ngoài ra, một lý do khác cũng được Burry nhắc đến là nhu cầu của nền kinh tế sẽ trở lại nhanh hơn dự kiến.
Tuy nhiên, Burry cũng cảnh báo sự hồi phục nguồn cung của nền kinh tế sẽ "không nhiều lắm". Kết hợp với mối lo lạm phát, ông cho rằng cuối cùng, thị trường có thể sốc và sợ hãi.
"Hiện tượng lạ" trên thị trường chứng khoán vẫn đang thu hút sự chú ý của rất nhiều tầng lớp. Nhiều tranh luận được đẩy lên cao trào, như trường hợp chuyên gia kinh tế Robert J. Shiller - người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2013, nổi tiếng với cuốn sách "Lạc quan tếu" - tranh luận với nhà kinh tế học Burton G. Malkiel của Đại học Princeton, người viết cuốn sách "Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall" - về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán nhìn từ "hiện tượng lạ" trên.
Paul Krugman, sau bài viết Kinh tế sụp đổ, cổ phiếu tăng giá: Điều gì đang diễn ra? đăng trên tờ The New York Times, tiếp tục đưa ra quan điểm phản bác một số ý kiến lý giải cho hiện tượng chứng khoán và kinh tế diễn biến trái chiều, đặc biệt là quan điểm cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán là do các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mô hình phục hồi hình chữ "V" của nền kinh tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.