Năm thách thức hàng đầu cho kinh tế toàn cầu 2025
(VNF) - Năm 2025, mang theo nhiều kỳ vọng nhưng cũng không ít lo ngại về những thách thức có thể định hình kinh tế toàn cầu. Từ bất ổn địa chính trị, vấn đề nhập cư đến tiến bộ công nghệ và bất bình đẳng kinh tế, thế giới đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có.
- Thăng hoa suốt 2024, vàng tiếp tục tỏa sáng trong năm 2025? 31/12/2024 01:00
Dưới đây là 5 thách thức lớn nhất được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2025:
1. Donald Trump 2.0 bắt đầu vào tháng 1
Sự bất định có thể sẽ là động lực dẫn dắt cho năm 2025 và những năm sau đó. Và hầu hết những sự bất định này sẽ nằm trong tay một người chính là Donald Trump, Tổng thống đắc cử của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cách tiếp cận được gọi là "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump được cho là sẽ vượt xa biên giới nước Mỹ. Những quan điểm và chỉ đạo của ông Trump sẽ định hình lại trật tự toàn cầu như những gì đã diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Sự thịnh vượng, toàn cầu hóa và các cuộc chiến tranh xa xôi sẽ được quyết định phần lớn ở Washington, DC. Đây không phải là điều gì mới mẻ, điều mới mẻ là sự không chắc chắn của tất cả những điều này và những ảnh hưởng có thể bao quanh những quyết định như vậy.
2. Thuế quan, chiến tranh thương mại và giá cả tăng cao
Các doanh nghiệp thích lập kế hoạch trước, đó là lý do tại sao mối đe dọa về thuế quan lại đáng sợ đến vậy. Ông Trump ca ngợi ý tưởng này như một cách trừng phạt các quốc gia vì thâm hụt thương mại. "Từ thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển", ông nói vào tháng 10.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump đã đe dọa áp thuế toàn diện từ 10-20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày đầu tiên nhậm chức.
Gần đây hơn, ông đã tinh chỉnh mức thuế đó thành mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada. Hàng hóa Trung Quốc sẽ chỉ bị đánh thuế 10%. Mexico đã hứa sẽ áp thuế trả đũa. Trung Quốc cũng có thể làm như vậy. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã đến thăm ông Trump ở Florida vào đầu tháng này với kỳ vọng thay đổi quan điểm của ông.
Đối với các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu, việc tăng thuế quan sẽ là tin xấu. Những khoản thuế này sẽ gây tổn hại đến các nước láng giềng của Mỹ và có khả năng phá vỡ Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), một thỏa thuận thương mại tự do được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Hiện nay, khoảng 80% hàng xuất khẩu của Mexico và hơn 75% hàng xuất khẩu của Canada là sang Mỹ. Hơn một nửa lượng trái cây và rau quả nhập khẩu của Mỹ đến từ Mexico. Mỹ nhập khẩu gỗ xẻ và hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Canada.
Một số người cho rằng ông Trump đang sử dụng mối đe dọa về thuế quan như một công cụ đàm phán, nhưng một lời đe dọa như vậy có thể dẫn đến sự trả đũa và nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
3. Vấn đề nhập cư đang bị chỉ trích trên toàn thế giới
Không chỉ hàng hóa mới có thể gặp phải những "bức tường". Di cư toàn cầu sẽ ngày càng gặp phải những "bức tường" thực sự. Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đang cảm thấy cần phải tăng cường kiểm soát biên giới của mình bằng cách cứng rắn hơn với người nhập cư.

Trong chiến dịch tranh cử của Mỹ, đảng Cộng hòa đã hứa sẽ "thực hiện chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ" trong Cương lĩnh GOP năm 2024. Đây là một ý tưởng mà ông Trump đã nắm bắt được.
Bên cạnh việc trục xuất và hành động cứng rắn hơn dọc biên giới với Mexico, trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 12, ông Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt quyền công dân tự động đối với bất kỳ ai sinh ra tại Mỹ.
Biên giới Mexico chặt chẽ hơn sẽ ảnh hưởng đến người dân ở Mỹ Latinh, đặc biệt là các quốc gia như Cuba, Haiti và Venezuela.
Mỹ không phải là nước duy nhất phản đối vấn đề nhập cư. Liên minh châu Âu đã hứa sẽ siết chặt vấn đề di cư bất hợp pháp. Ý đang cố gắng xử lý người tị nạn ở Albania và nhập cư sẽ là vấn đề lớn trong cuộc bầu cử sắp tới của Đức.
4. Xung đột ở Ukraine, Trung Đông và xa hơn nữa
Bước sang năm 2025, thế giới đang trải qua một số cuộc xung đột vũ trang. Những cuộc chiến này đã gây ra sự tàn phá, gây thiệt hại về người và của.
Ông Trump tuyên bố ông sẽ chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong vòng 24 giờ. Ông có thể cắt nguồn tài trợ của Mỹ đã giúp đất nước này tồn tại trong 3 năm kể từ khi bùng nổ chiến sự với Nga. Vì Mỹ là nước hậu thuẫn lớn nhất của Ukraine, điều này có thể gây áp lực buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán.

Cuộc chiến của Israel chống lại Hamas đang diễn ra ở Gaza và gần đây hơn là ở Lebanon cũng đang diễn ra và có thể mở rộng trong tương lai. Ở châu Á, lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định không loại trừ biện pháp vũ lực để thu hồi Đài Loan, dù chủ trương chung vẫn là đối thoại và thống nhất trong hòa bình.
Trong nhiều thập kỷ, sự lãnh đạo của Mỹ đã giúp cân bằng cán cân toàn cầu. Nhưng ông Trump đã đặt câu hỏi về điều đó. Nếu Mỹ không giúp bảo vệ các đồng minh, thì nhiều thập kỷ chính sách sẽ tan thành mây khói. Một trật tự thế giới mới như vậy có thể khuyến khích Iran hoặc Bắc Triều Tiên thử nghiệm giới hạn của các hành động quân sự của chính họ.
5. Liệu sự bùng nổ của AI có thực sự diễn ra?
Việc ra mắt ChatGPT của OpenAI vào cuối tháng 11/2022 là bước khởi đầu cho việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn. Chỉ trong vài tuần, nó đã có 100 triệu người dùng.

Tuy nhiên, AI được đánh giá là có tác động "chậm chạp" trong thay đổi cuộc sống của người lao động và doanh nghiệp bình thường. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ để tạo ra thuốc hoặc hỗ trợ quốc phòng là một nhiệm vụ khó khăn. Các công ty phải thiết kế chính sách về cách thức và thời điểm sử dụng AI, và khuyến khích nhân viên sử dụng AI.
Để theo kịp, các nhà cung cấp AI đang đầu tư mạnh vào các trung tâm dữ liệu lớn. Để duy trì hoạt động và làm mát cho các trung tâm này, cần phải có lượng điện lớn. Microsoft đang có kế hoạch khởi động lại một nhà máy điện hạt nhân ở Pennsylvania và Google đang đặt cược vào các lò phản ứng hạt nhân nhỏ để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu của họ.
Liệu năm 2025 có phải là năm AI cuối cùng trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi mà những người ủng hộ đã hứa hẹn không? Các nhà đầu tư, người sáng tạo và người dùng sẽ phải chờ xem liệu tất cả điện năng đó có xứng đáng hay không, hoặc họ có thể chỉ cần hỏi ChatGPT.
3 yếu tố đẩy giá Bitcoin tăng theo cấp số nhân vào năm 2025
- Top 10 sự kiện chấn động thế giới trong năm 2024 24/12/2024 07:00
- Bitcoin: Hành trình 'thần tốc' tới mốc 100.000 USD 22/12/2024 09:00
- M&A toàn cầu 2024: Những thương vụ dậy sóng 21/12/2024 09:00
Bán cảng Panama cho Mỹ, công ty của tỷ phú Lý Gia Thành mắc kẹt giữa 2 siêu cường
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison Holdings Ltd. của tỷ phú Lý Gia Thành cảnh báo về môi trường kinh doanh toàn cầu đang xấu đi do căng thẳng địa chính trị và thương mại khi kế hoạch bán cảng tại Kênh đào Panama khiến Trung Quốc tức giận.
EU loay hoay với bài toán 300 tỷ USD: Làm gì với tài sản bị đóng băng của Nga?
(VNF) - Trong bối cảnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang dần hạn chế, các đồng minh châu Âu của Ukraine đang cân nhắc liệu có nên tịch thu 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine hay không.
Tỷ phú Lý Gia Thành bán cảng Panama cho Mỹ: Vì sao Trung Quốc phẫn nộ?
(VNF) - Tỷ phú người Hong Kong Lý Gia Thành đang "mắc kẹt" giữa cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi công bố thỏa thuận bán cảng tại Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
Mua 'giấc mơ Mỹ' với giá 5 triệu USD
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay loại "thẻ vàng" thị thực trị giá 5 triệu USD mà ông đề xuất sẽ giúp nước Mỹ trả hết nợ quốc gia, đồng thời cung cấp cho các công ty hàng đầu phương thức để thu hút những lao động nhập cư chất lượng. “Nó sẽ được bán chạy như tôm tươi”, ông Trump nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.
Fed giữ nguyên lãi suất, dự báo 2 đợt giảm trong năm 2025
(VNF) - Sau cuộc họp thường kỳ mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất.
Hong Kong tạo áp lực: Thương vụ bán cảng Panama cho công ty Mỹ nguy cơ đổ bể
(VNF) - Thỏa thuận "lấy lại" Kênh đào Panama của Mỹ đang ngày càng bị chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông chỉ trích.
Trung Quốc công bố kế hoạch đưa nền kinh tế 'vượt sóng'
(VNF) - Thừa nhận rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải “nỗ lực hết sức” để đạt được các mục tiêu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin rằng: “Con tàu khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục vượt sóng và vững vàng tiến về tương lai”.
Giá vàng tăng bùng nổ, xô đổ mọi kỷ lục
(VNF) - Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, quanh mức 3.038-3.039 USD/ounce khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng liên tục phá đỉnh trong những ngày qua.
Bê bối hối lộ liên quan Huawei: 4 người bị buộc tội tham nhũng
(VNF) - Văn phòng công tố Bỉ ngày 18/3 cho hay họ đã buộc tội 5 người trong cuộc điều tra hối lộ tại Nghị viện châu Âu được cho là có liên quan đến tập đoàn Huawei của Trung Quốc, trong đó 4 người bị buộc tội tham nhũng.
BYD khiến cuộc đua xe điện thêm 'khốc liệt'
(VNF) - Công nghệ "siêu sạc" của BYD đang làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và thúc đẩy hãng này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.
Bán cảng ở Panama cho Mỹ, tỷ phú Lý Gia Thành đối mặt 'cơn giận' của Trung Quốc
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đang chịu áp lực mới từ Bắc Kinh sau khi bán các cảng ở Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
'Đừng làm vỡ dù 1 quả trứng, bạn sẽ mất cả gia tài'
(VNF) - Tại nước Mỹ xa xôi, những quả trứng gà quen thuộc giờ đây được coi là “gia tài nho nhỏ”. Người ta nâng niu những vỉ trứng gà như khoản lương hưu, thậm chí coi chúng như một khoản “đầu tư” có thể tìm thấy ngay trong siêu thị.
Giải phóng 200.000 tấn gạo dự trữ, Nhật Bản chưa thoát 'cơn khát' lương thực
(VNF) - Trước cuộc “khủng hoảng” khi giá gạo tăng vọt, chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra một quyết định chưa từng có: Giải phóng hơn 200.000 tấn gạo dự trữ khẩn cấp. Đáng tiếc là, nỗ lực này dường như chưa đủ để giải quyết gốc rễ vấn đề.
Trung Quốc chi hàng chục tỷ USD để người dân ‘mở hầu bao’
(VNF) - Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ trợ cấp chăm sóc trẻ em, tăng lương và chế độ nghỉ phép có lương tốt hơn để phục hồi nền kinh tế đang chậm lại. Bên cạnh đó, nước này cũng đang triển khai chương trình giảm giá 41 tỷ USD cho đủ loại mặt hàng, từ máy rửa chén và đồ trang trí nhà cửa đến xe điện và đồng hồ thông minh.
Tập đoàn CP: Hành trình hơn 1 thế kỷ từ cửa hàng hạt giống đến 'ông lớn' 44 tỷ USD
(VNF) - Từ một cửa hàng nhỏ bán hạt giống, tập đoàn CP (Charoen Pokphand) đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu châu Á. Với hoạt động đa dạng từ nông nghiệp, thực phẩm đến viễn thông và bán lẻ, CP Group đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.
Xe điện BYD tạo đột phá: Sạc 5 phút, chạy 400km
(VNF) - “Ông lớn” xe điện BYD của Trung Quốc vừa công bố một nền tảng pin sạc mới dành cho xe điện (EV) mà hãng cho biết có thể sạc EV nhanh như tốc độ bơm xăng.
Châu Âu 'quay cuồng' vì bê bối tham nhũng liên quan đến Huawei - Trung Quốc
(VNF) - Trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU) đang quay cuồng vì vụ bê bối tham nhũng mới liên quan đến "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei và Nghị viện châu Âu.
Hàng hóa 'Made in Russia' trở thành trào lưu mới ở Trung Quốc
(VNF) - Ở Trung Quốc, các cửa hàng pop-up chuyên bán các sản phẩm do Nga sản xuất đã trở nên ngày càng phổ biến. Sự gia tăng của chúng khiến một số người dân bối rối, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao những cửa hàng này dường như "mọc lên như nấm" chỉ sau một đêm.
Tesla trong cơn khủng hoảng, TT Trump ra tay giải cứu Elon Musk
(VNF) - Trong bối cảnh tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với sự phản đối chính trị ngày càng gia tăng và khó khăn về tài chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ mua một chiếc xe Tesla, một động thái thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của tổng thống Mỹ dành cho cố vấn quyền lực nhất của mình.
Nhật Bản: Bị ép đi làm sớm 5 phút/ngày, 146 nhân viên được bồi thường 73.329 USD
(VNF) - Sau 3 năm bị yêu cầu đến sớm 5 phút/ngày nhưng không được tính thù lao làm thêm giờ, nhóm nhân viên tại Nhật Bản đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Công bằng và thành công giành được khoản bồi thường 73.329 USD.
Giá vàng lên 3.000 USD: Kỷ lục lịch sử và rủi ro 'sụp đổ'
(VNF) - Giá vàng đã tăng 13,6% vào năm 2025 và vượt qua mức 3.000 USD/ounce vào tuần trước, thiết lập mức cao kỷ lục mới. Căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế đang thúc đẩy dòng chảy trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lên cao. Tuy nhiên, một số yếu tố và xu hướng dài hạn khác sẽ giúp xác định liệu đợt tăng giá này có được duy trì hay sẽ sụp đổ sau cú tăng sốc.
Bán cảng Panama cho Mỹ, tỷ phú Lý Gia Thành là 'kẻ phản bội' trong mắt Bắc Kinh
(VNF) - Bắc Kinh chỉ trích "ông trùm" Hong Kong Li Ka-shing (Lý Gia Thành) vì "phản bội toàn thể người dân Trung Quốc" sau khi công ty chủ lực của ông công bố kế hoạch bán hầu hết các cảng toàn cầu, bao gồm hai cảng tại Kênh đào Panama, cho công ty BlackRock của Mỹ.
Xuất hiện ‘ô tô bay’ cất cánh theo chiều thẳng đứng, giá 300.000 USD
(VNF) - Mới đây, Alef Aeronautics, một công ty ô tô có trụ sở tại Mỹ, đã công bố thước phim quay lại khả năng di chuyển trên không trong cuộc thử nghiệm của dòng xe Model Zero.
Thuế quan của TT Trump đẩy chứng khoán Mỹ vào 'chảo lửa'
(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi vào "chảo lửa" sau những động thái về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
‘Gã khổng lồ’ khí đốt Nga tê liệt vì bị châu Âu quay lưng
(VNF) - 11 năm trước, khi CEO của tập đoàn khí đốt nhà nước Nga Gazprom Alexei Miller khai trương một tòa nhà theo phong cách cung điện Ý xa hoa ở trung tâm St Petersburg để làm trụ sở cho bộ phận xuất khẩu của công ty, ông đã kỳ vọng một tương lại tươi sáng với doanh số bán hàng “khủng” tại châu Âu.
Bán cảng Panama cho Mỹ, công ty của tỷ phú Lý Gia Thành mắc kẹt giữa 2 siêu cường
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison Holdings Ltd. của tỷ phú Lý Gia Thành cảnh báo về môi trường kinh doanh toàn cầu đang xấu đi do căng thẳng địa chính trị và thương mại khi kế hoạch bán cảng tại Kênh đào Panama khiến Trung Quốc tức giận.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.