Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Các cổ đông của Boeing mới đây đã đâm đơn kiện hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ với cáo buộc công ty ưu tiên lợi nhuận hơn là an toàn và đánh lừa họ về cam kết sản xuất máy bay an toàn. Một động thái được đưa ra sau sự cố chiếc Boeing 737 MAX 9 của hãng Alaska Airlines hạ cánh khẩn cấp vì bung tấm bịt cửa hồi đầu tháng này.
Theo một vụ kiện tập thể được đệ trình ngày 31/1, Boeing đã dành hơn 4 năm sau vụ tai nạn vào tháng 10/2018 và tháng 3/2019 của hai máy bay MAX khác, khiến 346 người thiệt mạng, để đảm bảo với các nhà đầu tư rằng hãng tập trung vào sự an toàn và sẽ không hy sinh sự an toàn vì lợi nhuận.
Các cổ đông cho rằng tuyên bố của Boeing là sai sự thật và gây hiểu nhầm vì họ đã che giấu "việc kiểm soát chất lượng kém" trên dây chuyền lắp ráp và khiến giá cổ phiếu của hãng bị thổi phồng.
Giá cổ phiếu của Boeing đã giảm 18,9% từ ngày 5/1 đến ngày 25/1, một ngày sau khi Ủy ban Hàng không Liên bang cấm Boeing mở rộng sản xuất dòng MAX vì lo ngại về an toàn. Sự sụt giảm đã xóa sạch hơn 28 tỷ USD giá trị thị trường của hãng này.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 31/1, Boeing cho biết họ không thể đưa ra các mục tiêu tài chính cả năm 2024 vì sự không chắc chắn về số lượng máy bay xuất xưởng của hãng.
Boeing cũng báo cáo kết quả quý IV/2023 tốt hơn mong đợi, bao gồm khoản lỗ 30 triệu USD, doanh thu 22 tỷ USD.
Loạt sự cố
Trước đó, chiều 5/1, máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu chuyến bay 1282 của hãng hàng không Alaska Airlines (Mỹ) buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi cửa sổ và một phần thân bị thổi bay giữa không trung.
Khi kiểm tra sau vụ tai nạn, United Airlines đã phát hiện các vấn đề liên quan đến việc lắp đặt một số bảng điều khiển. Trước đó, United Airlines cho hay đã tìm thấy những ốc vít cần phải được siết chặt, nhưng không nói rõ là bao nhiêu chiếc máy bay bị ảnh hưởng bởi điều này.
Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing, ông Dave Calhoun ngày 9/1 đã nhận trách nhiệm về sự cố máy bay 737 MAX 9, đồng thời cam kết hãng sẽ "hoàn toàn minh bạch" trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Phát biểu trước các nhân viên của Boeing tại một cuộc họp về vấn đề an toàn máy bay, CEO Dave Calhoun thừa nhận sự cố xảy ra là "lỗi của chúng ta" và hãng sẽ phối hợp với các nhà quản lý để đảm bảo lỗi này "không bao giờ xảy ra một lần nữa."
Theo kết quả điều tra ban đầu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), dòng máy bay 737 MAX 9 được thiết kế một cánh cửa để có thể dùng làm lối thoát hiểm trong trường hợp các hãng hàng không muốn lắp thêm ghế ngồi để chở nhiều hành khách hơn.
Tuy nhiên, cánh cửa này đã bị bung trong quá trình bay dẫn đến sự cố thủng một phần thân máy bay.
Ngoài ra, các chuyên gia của Alaska Airlines và United Airlines - một hãng hàng không khác của Mỹ cũng sử dụng máy bay 737 MAX 9 - ngày 8/1 đã phát hiện các bulông trên chốt cửa của một số máy bay Boeing 737 MAX 9 bị lỏng.
Theo một số chuyên gia, vấn đề này có thể do sai sót trong khâu chế tạo hoặc kiểm duyệt chất lượng.
Cục Hàng không Mỹ (FAA) đã tiến hành điều tra những sai sót tiềm ẩn trong quy trình sản xuất của hãng Boeing.
Trong một lá thư gửi cho Boeing ngày 11/1, FAA cho biết họ sẽ kiểm tra các quy trình của Boeing để đảm bảo máy bay của hãng này an toàn khi bay.
Sau sự cố trên, hãng hàng không Alaska đã hủy tất cả các chuyến bay Boeing 737 MAX 9 cho đến ngày 13/1. Nhiều hãng hàng không trên thế giới cũng dừng bay đối với các máy bay Boeing 737 MAX 9 để kiểm tra vấn đề an toàn.
Vụ việc này đã làm gia tăng khó khăn với Boeing, cản trở quá trình phục hồi của tập đoàn sản xuất máy bay này sau đợt dừng khai thác kéo dài đối với dòng 737 MAX trước đó, cùng tình trạng gián đoạn hoạt động do đại dịch COVID-19.
Các máy bay 737 MAX của Boeing từng có thời gian phải ngừng bay trên toàn thế giới sau 2 vụ tai nạn của máy bay MAX 8 vào các năm 2018 và 2019 khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng.
FAA chỉ cho phép các máy bay này hoạt động trở lại sau khi Boeing điều chỉnh hệ thống kiểm soát bay của máy bay.
Xem thêm >> Trung Quốc vận hành máy bay nội địa đầu tiên trị giá 99 triệu USD, cạnh tranh với Boeing, Airbus
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.