AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường
(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.
- Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức 02/01/2025 01:41
Tìm sự cộng hưởng giữa AI và chuyển đổi xanh
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích to lớn và sâu rộng cho hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội và công nghệ. Cụ thể, AI sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở nhiều giai đoạn của chuỗi giá trị năng lượng, từ phát triển kinh doanh, xây dựng, sản xuất đến tiêu thụ, sức khỏe và an toàn, cũng như trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của AI, cơ hội cho các nhà đổi mới và nhà đầu tư cũng tăng lên. Theo nghiên cứu của Google, nếu được áp dụng rộng rãi, các công cụ AI tại Việt Nam có thể mang lợi ích kinh tế ước tính lên tới 1.890 nghìn tỷ đồng (79,3 tỷ USD) cho các doanh nghiệp vào năm 2030. Con số này tương đương gần 12% GDP của Việt Nam vào năm 2030.
Báo cáo tại nhiều quốc gia cũng đã chỉ ra rằng AI có thể mở khóa nhiều cơ hội để thúc đẩy tương lai năng lượng sạch và AI xanh xuất hiện với các hoạt động nhằm giảm lượng khí thải carbon trong ngành công nghiệp xanh sẽ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, định hình lại hệ thống năng lượng thông qua các giải pháp ưu tiên tính bền vững và hiệu quả.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tại Việt Nam, AI có thể tối ưu hóa và quản lý hiệu quả cả năng lượng sạch lẫn năng lượng hóa thạch, hình thành các hệ thống lưới điện thông minh. Điều này cho phép sử dụng tối đa năng lượng mặt trời và năng lượng gió khi có thể, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
“AI không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mà còn giám sát và bảo vệ môi trường. AI có khả năng dự đoán ô nhiễm với độ chính xác cao, phân tích dữ liệu môi trường để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn mà con người khó có thể nhận ra. Trong nông nghiệp, AI đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo thời tiết, khí hậu, giúp tối ưu hóa sử dụng nước và phân bón, gia tăng năng suất cây trồng. AI sẽ mang lại những dự báo và phân tích chính xác, giúp con người quản lý tài nguyên và môi trường một cách hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định.
Trong kinh tế tuần hoàn, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, AI đóng vai trò quan trọng trong quản lý chất thải và tái chế, từ việc thu gom, phân loại đến xử lý thông minh các loại chất thải. Cùng với đó, giúp dễ dàng tối ưu hóa toàn bộ quy trình tái chế từ thu gom đến phân loại, xử lý, giảm thiểu mức chi phí tối đa.
Liên quan đến kinh tế tuần hoàn, chuyên gia Phạm Thành Đại Lĩnh, Giám đốc tư vấn FPT Digital cũng nhấn mạnh AI là giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề liên quan đến dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Với nguồn dữ liệu ESG đáng tin cậy được đo lường và phân tích bằng AI, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định chiến lược chính xác và hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần làm gì?
Như bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ nào, giai đoạn khởi đầu của AI trong kỷ nguyên xanh cũng sẽ đi kèm với nhiều thách thức đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ. Liên quan đến vấn đề nguồn lực, một báo cáo của Google đã chỉ ra Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt chuyên gia AI, với ước tính chỉ có khoảng 300 chuyên gia AI trong nguồn nhân lực.
Theo chuyên gia Phạm Thành Đại Lĩnh, trước khi ứng dụng AI vào chuyển đổi bền vững, doanh nghiệp cần xác định mức độ sẵn sàng và nguồn lực nội tại để có lộ trình phù hợp. Mục tiêu hướng đến là xây dựng nền tảng dữ liệu được chuẩn hóa, minh bạch và đáng tin cậy trong tương lai.
“AI, bán dẫn, công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh không chỉ là tương lai của doanh nghiệp mà còn là những công nghệ sẽ góp phần đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới. Yếu tố then chốt để các công nghệ này phát huy sức mạnh là cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và sự sẵn sàng của dữ liệu - tư liệu sản xuất mới trong kỷ nguyên số”, đại diện FPT nhấn mạnh.
Đánh giá xu thế của thế giới hiện nay là chuyển đổi xanh, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp Việt cần đi theo xu hướng, việc mua tín chỉ carbon, theo hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường là điều cần thiết. Chỉ như vậy mới có thể cạnh tranh, bắt nhịp kịp với thế giới.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, làm việc với AI là bắt buộc. Vấn đề đặt ra là cần có chiến lược cụ thể để có thể khai thác được tối đa tiềm năng của công nghệ này, đặc biệt là việc áp dụng AI với chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
“Việc áp dụng AI cần sự nhận thức và hợp tác từ quản lý nhà nước, ngành điện và các doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngay từ bây giờ, mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng AI. Có những công cụ AI hoàn toàn miễn phí trên internet và cũng có những công cụ cần được phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng phân tích.
“AI sẽ chỉ cho chúng ta đang vướng mắc chỗ nào, hỗ trợ chúng ta trong việc khai thác nguồn cơ sở dữ liệu. Áp dụng công nghệ là điều không còn mới nhưng luôn cần thiết, quan trọng hướng tới hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững kinh tế, thân thiện môi trường", TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức
(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.
Trung tâm thương mại đầu tiên tăng dịch vụ công nghệ xanh cho người dùng
(VNF) - Đầu năm 2025, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại quận 6, TP.HCM.
Bán giá đỗ ngâm chất cấm, Bách hoá Xanh nói gì?
(VNF) - Liên quan đến vụ Phát hiện hơn 20,3 tấn giá đỗ ngâm chất cấm, Công ty Cổ phần Thương Mại Bách Hoá Xanh đã có phản hồi.
Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.
Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi
(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh
(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…
Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.
Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời
(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.