Alibaba hủy IPO đơn vị hậu cần Cainiao

Thuỷ Bình - 27/03/2024 12:33 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Alibaba mới đây thông báo đã rút đơn đăng ký IPO của đơn vị hậu cần Cainiao Smart Logistics Network Co trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong, đồng thời mua lại cổ phần của đơn vị này.

VNF
Đơn vị hậu cần Cainiao hiện là trụ cột hàng đầu của Alibaba.

Huỷ IPO, mua lại cổ phần

Ngày 26/3, "gã khổng lồ" Alibaba của Trung Quốc tuyên bố hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch cho đơn vị hậu cần thông minh Cainiao trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong. 

Các nhà phân tích thị trường cho biết Alibaba ban đầu công bố kế hoạch tái cơ cấu tài sản toàn diện vào tháng 5/2023, trong đó bao gồm cả đợt IPO của Cainiao. Vào thời điểm đó, Alibaba tin rằng việc niêm yết riêng sẽ phản ánh tốt hơn giá trị của Cainiao với tư cách là một doanh nghiệp quan trọng của Alibaba. 

Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã thay đổi, sau khi xem xét toàn diện, Alibaba nhận định đợt IPO tiềm năng không thể làm nổi bật giá trị vốn có của Cainiao với tư cách là công ty dẫn đầu về hậu cần thương mại điện tử toàn cầu.

Bên cạnh việc huỷ chào bán công khai, Alibaba cho biết sẽ mua số cổ phần còn lại của công ty hậu cần mà hiện tập đoàn chưa sở hữu. Theo đó, Alibaba hiện sở hữu 64% cổ phần của Cainiao và dự định đầu tư tới 3,75 tỷ USD để mua 36% còn lại từ các nhà đầu tư thiểu số và nhân viên có vốn chủ sở hữu.

Tsai Chongxin, Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Alibaba, cho biết: “Với tầm quan trọng chiến lược của Cainiao đối với Alibaba và những cơ hội dài hạn đáng kể mà chúng tôi nhận thấy trong việc xây dựng mạng lưới hậu cần toàn cầu, chúng tôi tin rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để Alibaba thực hiện tăng đầu tư vào Cainiao".

Alibaba cho biết lời đề nghị này định giá Cainiao ở mức 10,3 tỷ USD.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Tsai Chongxin cho biết rằng trong môi trường thị trường hiện tại, các tân binh hy vọng sẽ chờ thời điểm tốt hơn để ra mắt công chúng.

Thay đổi chiến lược hợp lý

Việc hủy bỏ kế hoạch IPO cỉa Cainiao sẽ mang lại lợi ích cho Alibaba, giúp công ty có một khoản tiền mặt kèm theo một thỏa thuận rút lui quan trọng - diễn ra sau khi điều kiện thị trường ở Trung Quốc xấu đi.

Theo đó, vào thời điểm Alibaba phân tách tập đoàn thành 6 công ty chuyên biệt trong các lĩnh vực khác nhau để thúc đẩy việc IPO, huy động vốn cho từng công ty riêng, đây được coi là một nước đi chiến lược vào thời điểm bản thân tập đoàn Alibaba đang mất đà tăng trưởng, trong khi các bộ phận đều có tiềm năng "tách lẻ".

Sau khi phân tách, Cainiao, được Alibaba ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5/2013, cung cấp các dịch vụ lưu kho và xử lý đơn hàng, được cho là có tiềm năng IPO nhất và đã được nộp đơn ra mắt lần đầu lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong.

Tuy nhiên, điều kiện thị trường không thuận lợi tại Hong Kong dường như đã khiến Alibaba phải suy nghĩ lại về việc IPO. Trong 12 tháng qua, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm khoảng 15%, trong khi chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones của Mỹ và chỉ số Euro Stoxx 600 đều tăng lần lượt 21% và 15% trong cùng khoảng thời gian.

Đặc biệt, cổ phiếu công nghệ có diễn biến tồi tệ ở Trung Quốc. Cổ phiếu của Alibaba đã giảm gần 18% trong 12 tháng qua. Tencent, Baidu và JD.com cũng lần lượt giảm 20%, 30% và 32%. 

Bên cạnh đó, theo tờ STCN, những điều chỉnh chiến lược của Alibaba đối với Cainiao phù hợp với các ưu tiên chiến lược của tập đoàn kể từ khi có ban lãnh đạo mới vào tháng 9 năm ngoái.

Cụ thể, tháng 11/2023 năm ngoái, Alibaba tuyên bố sẽ sắp xếp các ưu tiên chiến lược của các hoạt động kinh doanh hiện tại và xác định các hoạt động kinh doanh cốt lõi và không cốt lõi. Đối với các hoạt động kinh doanh cốt lõi, tập đoàn sẽ duy trì sự tập trung lâu dài và đầu tư cường độ cao (như trường hợp của Cainiao). 

Xem thêm >> Alibaba 'lao dốc', Jack Ma mua cổ phiếu 'cứu' công ty

Theo CNBC, STCN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

(VNF) - Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.