Amazon chi hơn 5 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp, người bán hàng toàn cầu
Thanh Tâm -
31/12/2020 16:17 (GMT+7)
(VNF) - Amazon sẽ đầu tư hơn 5 tỷ USD giúp các doanh nghiệp nhỏ, người bán hàng toàn cầu trên nền thảng thương mại này vượt qua khó khăn và ổn định kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc.
Năm 2020 đã mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều nhà bán hàng đã phải đối mặt với sự đình trệ của chuỗi cung ứng, sự leo thang của chi phí vận chuyển, và sự dịch chuyển trong nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh doanh trực tuyến, bởi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dịch sang hình thức mua sắm trên các trang thương mại điện tử.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, Amazon đã đầu tư hơn 10 tỷ USD để giải quyết những vấn đề vận hành phát sinh liên quan tới đại dịch Covid-19.
Mới đây, Amazon đã quyết định hỗ trợ 5 tỷ USD để san sẻ các khoản chi phí tăng thêm này với nhà bán hàng. Dự kiến, Amazon cũng sẽ tiếp tục triển khai các gói đầu tư trị giá hàng tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 nhằm hỗ trợ các đối tác bán hàng thích ứng với giai đoạn “bình thường mới”.
Bước vào năm 2021, Amazon đưa ra 3 lời khuyên dành cho những người bán hàng đang tăng cường hiện diện toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế trên Amazon.
Thứ nhất là nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và vươn ra thị trường quốc tế. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, trong cùng với bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ thuật số một cách nhanh chóng. Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh.
Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới. Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế. Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.
Thứ hai là xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.
Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có những doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng. Những năng lực này có thể kể đến như phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hoá sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ ba là xây dựng thương hiệu toàn cầu đáng tin cậy: Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh trên Amazon. Người bán hàng cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone