Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Bằng cách nhập khẩu từ Nga, chúng tôi giải phóng một số dầu ở vùng Vịnh cho các nước khác, đặc biệt là châu Âu, điều đó giúp ích cho nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, đây là một tình huống đôi bên cùng có lợi”, ông KC Ramesh, CEO của ONGC cho biết tại hội nghị năng lượng APPEC thường niên do S&P Global Insights tổ chức tại Singapore.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đẩy mạnh việc mua dầu giảm giá của Nga . Moscow hiện đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Ấn Độ, chiếm khoảng 40% lượng dầu thô nhập khẩu của nước này.
Ông Ramesh cho biết nền kinh tế Ấn Độ đã được hưởng lợi từ việc mua dầu giảm giá của Nga.
“Điều đó tác động rất lớn đến nền kinh tế của chúng tôi, giúp kinh tế Ấn Độ phát triển bởi mức giá mà chúng tôi nhận được từ Nga là rất hợp lý”, ông Ramesh cho hay.
Ông Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Facts Global Energy, cho biết tại một cuộc thảo luận riêng: “Chúa đã ban cho Ấn Độ rất nhiều thứ… nhưng không có tài nguyên”.
Ấn Độ là nước nhập khẩu năng lượng lớn thứ ba thế giới và mua hơn 80% lượng dầu thô từ thị trường quốc tế. Theo dữ liệu tháng 7 từ S&P Global, nguồn dầu thô của Ấn Độ chủ yếu đến từ Trung Đông và Nga.
Việc Ấn Độ mua dầu thô giá rẻ của Nga đã bị phương Tây chỉ trích mạnh mẽ. Vào tháng 5, Quan chức đối ngoại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, đã kêu gọi liên minh này ngăn chặn việc Ấn Độ bán lại dầu đã tinh chế của Nga sang châu Âu.
Ấn Độ thời gian gần đây cũng tăng cường vào các hoạt động thượng nguồn (thăm dò, khai thác) trong ngành dầu mỏ. “Chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư vào khảo sát và thăm dò, khoảng 44 tỷ USD trong ba năm tới”, ông Ramesh cho hay.
Ngày 5/9, giá dầu Brent đã tăng vọt lên hơn 90 USD/thùng, ghi nhận mức giá cao nhất kể từ đầu năm tới nay sau khi Arab Saudi và Nga cho biết họ sẽ gia hạn việc tự nguyện giảm sản xuất dầu.
Cụ thể, Arab Saudi gia hạn mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng nữa cho đến cuối tháng 12/2023. Như vậy, nước này sẽ duy trì sản xuất 9 triệu thùng một ngày, mức thấp nhất vài năm gần đây. Nga cũng tuyên bố tiếp tục giảm xuất khẩu 300.000 thùng một ngày cho đến cuối năm nay.
Việc cắt giảm tự nguyện của Arab Saudi và Nga cao hơn mức mà họ cam kết trong thoả thuận chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), kéo dài đến cuối năm 2024.
Hai nước cho biết sẽ dựa vào các quyết định cắt giảm hàng tháng để xem xét việc có nên cắt giảm sâu hơn hoặc tăng sản lượng tùy thuộc vào điều kiện thị trường hay không.
Theo ngân hàng Goldman Sachs, việc nguồn cung dầu bị hạn chế có thể kéo giá dầu lên cao tới 100 USD/thùng.
Xem thêm >> Quốc gia châu Âu thừa nhận khí đốt Nga không hề rẻ và chưa thể thay thế
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.