Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 75 của Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Narendra Modi đã nêu các ưu tiên trọng điểm của Ấn Độ trong thời gian tới.
Cụ thể, ông Modi cho biết, nước này sẽ khởi động kế hoạch cơ sở hạ tầng quốc gia với tên gọi Gatishakti, trị giá khoảng 1.350 tỷ USD, nhằm tạo thêm nhiều việc làm và mở rộng việc sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Theo Thủ tướng Ấn Độ, kế hoạch này sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn người dân Ấn Độ, giúp gia tăng năng suất của các ngành công nghiệp Ấn Độ và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng hiện đang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Ấn Độ nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Trong năm tài chính vừa qua, sản lượng kinh tế của Ấn Độ đã sụt giảm lên tới 7,3% do đại dịch Covid-19.
Cũng theo ông Modi, các khoản đầu tư sẽ chủ yếu được rót vào lĩnh vực hậu cần của Ấn Độ để giúp tích hợp các phương thức vận tải đa dạng của đất nước.
“Điều này sẽ cắt giảm thời gian đi lại và tăng năng suất của ngành. Nó sẽ giúp đưa ngành công nghiệp Ấn Độ cạnh tranh trên toàn cầu và phát triển các khu kinh tế trong tương lai”, Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thêm.
Hiện Ấn Độ đang cạnh tranh với Trung Quốc để giành vốn đầu tư, do đó nước này đang chú trọng xây dựng các tuyến đường và cảng biển để cải thiện chuỗi cung ứng trong nước và kết nối hiệu quả chuỗi cung ứng này với quốc tế.
Theo các chuyên gia, chính logistic đang là trở ngại cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ.
Số tiền được phân bổ sẽ dùng để hỗ trợ nền công nghiệp Ấn Độ và làm cho ngành này có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Khoản đầu tư lớn nói trên gắn liền với các mục tiêu xuất khẩu ở mức cao trong năm tài chính hiện tại, với mục tiêu chính phủ đề ra là 400 tỷ USD (mức năm ngoái là 290,6 tỷ USD).
Ông Narendra Modi cũng cho biết Ấn Độ sẽ giảm bớt nhập khẩu năng lượng và giảm lượng khí thải carbon trong vòng 25 năm tới.
“Để Ấn Độ có thể tự chủ được, điều cần thiết là đất nước phải trở nên độc lập về năng lượng”, nhà lãnh đạo Ấn Độ nhấn mạnh.
Theo ông, đến dịp kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 100 năm, Ấn Độ có thể tự chủ về nguồn cung cấp năng lượng và trở thành trung tâm toàn cầu về sử dụng nguồn hydro sạch thân thiện với môi trường trong lĩnh vực năng lượng.
Xem thêm >> Trung Quốc nhập khẩu khí đốt kỷ lục từ Australia bất chấp căng thẳng leo thang đỉnh điểm
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.