Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nếu kế hoạch của Apple triển khai thuận lợi, đây sẽ là lần đầu tiên Ấn Độ trở thành thị trường bán hàng chính của Apple. Điều này thể hiện tầm quan trọng của quốc gia này trong mắt Apple, đặc biệt là khi nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử của hãng đang tăng vọt tại đây.
Động thái cải tổ của Apple được cho là do có sự biến động nhân sự trong nội bộ hãng. Phó chủ tịch Hugues Asseman, người phụ trách khu vực Ấn Độ, Trung Đông, Địa Trung Hải, Đông Âu và châu Phi, vừa xin nghỉ hưu. Thay vào đó, cấp dưới trực tiếp của cựu phó chủ tịch là ông Ashish Chowdhary sẽ được thăng chức và làm việc trực tiếp với trưởng bộ phận bán hàng của Apple.
Sự rời đi của Phó chủ tịch Asseman không phải là trường hợp duy nhất. Ngoài ông, phó chủ tịch phụ trách dịch vụ của Apple đã từ chức vào đầu năm nay và theo một số nguồn tin, giám đốc Icloud cũng đang rục rịch nghỉ việc vào tháng tới. Năm ngoái, một loạt các giám đốc phụ trách thiết kế; thu mua các bộ phận kỹ thuật; quyền riêng tư; hệ thống thông tin… hay thậm chỉ là những người phụ trách quản lý cửa hàng trực tuyến của hãng cũng lần lượt dừng hợp đồng làm việc với Apple.
Đối mặt với tình trạng thay đổi hàng loạt nhân sự nòng cốt, “táo khuyết” đang phải lập lại bản kế hoạch phát triển của công ty, tập trung hơn vào những thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt trên thế giới. Ấn Độ đang là mục tiêu hàng đầu.
Theo đó, mặc dù tổng doanh thu bị giảm 5%, song, công bố của Apple cho thấy tại thị trường Ấn Độ, doanh thu của công ty đạt mức kỷ lục trong quý IV/2022. Để phục vụ cho khu vực đầy tiềm năng này, Apple ngay lập tức tiến hành mở một cửa hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tạm thời của người dân. Các cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Ấn Độ cũng sẽ ra mắt dự kiến vào cuối năm nay.
Giám đốc điều hành của hãng, Tim Cook chia sẻ, Apple đang tập trung rất nhiều vào thị trường châu Á, đặc biệt khi trước đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm tại Trung Quốc đã là một minh chứng điển hình: “Về bản chất, chúng tôi đang áp dụng những gì từng diễn ra tại thị trường Trung Quốc nhiều năm về trước. Quyết định mở rộng quy mô sang Trung Quốc của công ty lúc đó là rất đúng đắn, nhờ đó, thị trường này đã đem lại doanh thu rất tích cực cho Apple”.
Được biết, Trung Quốc hiện đang tạo ra khoảng 75 tỷ USD mỗi năm cho Apple và trở thành khu vực bán hàng lớn nhất sau châu Mỹ và châu Âu. Phía Apple càng đặt nhiều kỳ vọng hơn khi Ấn Độ đang có tín hiệu vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Apple đang làm việc với Foxconn (Hon Hai Precision Industry Co.) - đối tác của hãng đảm nhận lắp ráp các sản phẩm của “táo khuyết”, để thành lập các cơ sở sản xuất iPhone tại Ấn Độ. Điều này cho thấy bên cạnh việc đóng vai trò là một công cụ bán hàng cho hãng, Ấn Độ đã khẳng định được tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển các sản phẩm của Apple.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.